Home » »

Cần trục xây dựng

BỐ TRÍ CẦN TRỤC, MÁY VÀ CÁC THIẾT BỊ XÂY DỰNG TRÊN CÔNG TRƯỜNG
Khi ngành xây dựng tiến lên theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thì rất nhiều cậc loại cần trục, máy và các thiết bị xây dựng tiên tiến, được sản xuất ở trong nước và nước ngoài sẽ được sử dụng trên các công trường xây dựng.
Các máy, thiết bị xây dựng ngày càng phong phú, đa dạng, các tính năng kĩ thuật có nhiều thay đổi và hiện đại hơn.
Vì vậy việc nghiên cứu để bố trí và sử dụng một cần trục hay một máy, thiết bị xây dụng cụ thể, sẽ có chỉ dẫn ồ catalog hoặc ở các bản vẽ công nghệ xây dựng.
Ở đây chỉ trình bày những nguyên tắc chung, các chỉ dặn cần thiết để việc bố trí và sử dụng các loại cẫn trục, máy, thiết bị xâỵ dựng trên công trường đúng kĩ thuật và đảm bảo an toàn lao động.
Vì số lương máy xây dựng rất nhiều chủng loại, nên chỉ đi sâu vào một vài loại cần trục, máy, thiết bị xây dựng, thường gặp ồ các công trường xây dựng.
  • Cần trục: cần trục tháp và cần trục tự hành.
  • Thăng tải để vận chuyển vật liệu lên cao.
  • Thang máy để vận chuyển người lên cao.
  • Trạm trộn vữa: trộn bêtông và trộn vữa xây trát.
2.1. CẦN TRỤC XÂY DỰNG
Cần trục xây dựng thường dùng để lắp ghép các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, hoặc phục vụ cho việc vận chuyển lên cao. Khi xây dựng các nhà nhiều tầng bằng bêtông cốt thép toàn khối, cần
-     tính như sau:
A = M + 1AT + ldg, (m),
trong đó:
rc – chiều rộng của đường ray hoặc chân đế cần trục;
1AT – khoảng cách an toàn, 1AT = lm;
ldg – chiều rộng dàn giáo + khoảng lưu không để thi công.
trục chủ yếu phục vụ cho công tác: vận chuyển cốp pha, cốt thép, vữa bêtông dàn giáo… vá một số loại vật liệu có trọng lượng lớn như gạch vữa xây…
Cần trục xây dựng có rất nhiều loại, mỗi loại lại gồm nhiều chủng loai khác nhau. Tuy nhiên chúng đều có những nguyên tắc chung.
2.1.1.CẦN TRỤC THÁP
Hiện nay có hai loại cần trục tháp khá phổ biến, thường được dùng trong xây dựng nhà cao tầng ở Việt Nam.
  • Cần trục tháp chạy trên đưòng ray có đối trọng ở dưới thấp.
  • Cần trục tháp đứng cô” định có đối trọng ở trên cao, loại này lại có hai kiểu cố định:
-         Kiểu cố định bằng chân đế.
-         Kiểu cố định bằng cách neo chân tháp vào móng.
Về mặt kĩ thuật, cần trục tháp có loại có thân tháp cố định, có loại có thân tháp tự thay đổi bằng kích thủy lực. Có loại cần trục tháp khi quay tay cần thì quay cả thân tháp và đối trọng ở dưới thấp, có loại chỉ quay tay cần còn thân tháp thì đứng nguyên và đối trọng ở trên cao.
Như vậy, với mỗi loại cần trục có một cách bố trí trên mặt bằng khác nhau, nhưng đều có những yêu cầu chung là:
  • Vị trí đứng và di chuyển của cần trục phải có lợi nhất về mặt làm việc, thuận tiện trong việc cẩu lắp hoặc vận chuyển vật liệu, cấu kiện… có tầm với lớn bao quát toàn công trình.
  • Vị trí đứng và di chuyển của cần trục phải đảm bảo an toàn cho cần trục, cho công trình và cho người lao động, thuận tiện cho việc dựng lắp và tháo dỡ cần trục.
-     Đảm bảo tính kinh tế: tận dụng được sức cẩu, có các bán kính phục vụ hợp lí, năng suất cao.
  1. Bố trí cần trục tháp chay trên đường ray
Khoảng cách từ trọng tâm của cần trục tói trục biên công trình được tính như sau:
trong đó:
lđ- chiều dài của đối trọng tính từ trọng tâm của cần trục tới mép ngoài của đối trọng;
1AT - khoảng cách an toàn,
ldg - chiều rộng của dàn giáo + khoảng lưu không để thi công.
Trên tông mặt bằng xây dựng, cần trục được thể hiện như trên hình 2.1 và 2.2.
Hình 2.2. Mặt bằng bố trí cần trục tháp chạy trên ray có đối trọng ở dưới
  1. Cần trục tháp đứng cố định
Cần trục tháp đứng cố định thưòng có đôi trọng ở trên cao và có hai loại
Loại đứng cố định bằng chân đế ỏ trên ray hoặc trên một nền đất đã được gia cố và đổ một lớp bêtông cốt thép, hoặc lắp ghép bằng các tấm bêtông cốt thép đúc sẵn. Khi này cần trục phải ỏ vị trí sao cho tầm hoạt động của tay cần bao quát toàn bộ công trình. Khoảng cách từ trọng tâm cần trục, tới mép ngoài của công trình được

Trình tự thiết kế tổng mặt bằng công trình

  • Bố trí các nhà tạm thòi ở hiện trường, nhà làm việc và sinh hoạt.
  • Mạng lưới kĩ thuật, điện, nước.
  • Hệ thống an toàn bảo vệ và vệ sinh môi trường.
Trình tự thiết kế bao gồm các bước sau:
Bước 1: Xác định diện tích để thiết kế TMBXD. Trên công trường đã được thiết kế, khoanh vùng diện tích công trình đơn vị sẽ xây dựng và các công trình tạm đã được thiết kế, trong một phạm vi đủ để thể hiện được sự độc lập của công trình và mối liên hệ với các công trình xung quanh. Đây là bước khó nhất, tùy thuộc vào quan điểm của người thiết kế, nhưng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
  • Diện tích khoanh vùng để thiết kế TMB công trình, phải bao gồm các đường gần nhất bao quanh công trình, hoặc đi đến công trình (các đường tạm này được thiết kế trong mạng lưới đường công trường).
  • Diện tích khoanh vùng phải thể hiện được các công trình xung quanh, đã xây dựng hoặc sẽ xây dựng.
Bước 2: Định vị công trình xây dựng. Vẽ to mặt bằng công trình và diện tích đã khoanh vùng vói tỉ lệ 1:100 hoặc 1:200 hoặc một tỉ lệ nào đó phù hợp. Trong đó xác định chính xác vị trí và kích thước công trình, đường và các công trình xung quanh có liên quan.
Bước 3: Bố trí cần trục, các máy móc thiết bị xây dựng
  • Vị trí cần trục tháp trên mặt bằng cần được xác định vối đầy đủ thông sô” kích thước. Nếu là cần trục tự hành cần xác định đường di chuyển của cần trục, kích thước đường cần trục, các vị trí đứng trên mặt bằng.
  • Vị trí thăng tải, thang máy, dàn giáo bên ngoài công trình.
  • VỊ trí các máy trộn bêtông, trộn vữa xây trát, kèm theo các bãi cát, đá, sỏi có bố trí diện tích để sàng cát và rửa đá sỏi…
Bước 4: Thiết kế các xưởng sản xuất và phụ trợ
  • Xưởng thép: gồm kho chứa và mặt bằng gia công cốt thép.
  • Xưởng gỗ: gồm kho gỗ, kho chứa bán thành phẩm, mặt bằng chê tạo cốp pha, dàn giáo…
  • Xưởng sửa chữa cơ điện và dụng cụ.
  • Các kho chứa vật liệu và dụng cụ.
Bước 5: Thiết kế các loại nhà tạm
Thiết kê một diện tích tối thiểu các nhà làm việc và sinh hoạt ở hiện trường như sau:
  • Một nhà làm việc cho Ban chỉ huy công trình và các phòng chức năng: kế hoạch, tài vụ, kĩ thuật…
  • Một trạm y tế cấp cứu.
  • Nhà nghỉ trưa, nhà ăn.
  • Nhà tắm, nhà wc.
Bước 6: Thiết kế mạng lưới cấp thoát nước
  • Nguồn cung cấp nước sẽ lấy từ họng nước gần nhất từ hệ thống cấp nước được thiết kế cho công trường, từ đây nối vào mạng lưới cấp nước cho công trình, sẽ phải thiết kê bể chứa, máy bơm và mạng lưới đường ống phục vụ riêng cho công trình.
  • Mạng lưới thoát nước: nước mưa, nước thải sẽ đưa vào hệ thống thoát nước chung của công trường.
Bước 7: Thiết kế mạng lưới cấp điện
Mạng lưối cấp điện cho công trình được thiết kế và được nối với
bảng điện đã được thiết kế đưa đến công trinh hoặc từ trạm biến áp của công trường.
Bước 8: Hệ thống an toàn bảo vệ và vệ sinh môi trường
  • Hàng rào bảo vệ, cổng thường trực, nhà gửi xe, không cần thiết kế mà phải sử dụng chung với công trường.
  • Chỉ thiết kế những phần phục vụ riêng cho công trình, như bảng giới thiệu công trình: vẽ mặt chính hoặc vẽ phối cảnh công trình vói các ghi chú cần thiết như tên công trình, chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng, kĩ sư chủ nhiệm công trình, thời gian khỏi công và hoàn thành.
  • Phòng chống cháy nổ: các nội quy, bảng biểu hướng dẫn phòng chống cháy nổ, nơi để các dụng cụ chữa cháy, bể nước, họng nước…
  • Các lưới chắn rác, chắn bụi, chống ồn.
  • Bãi tập kết, phương tiện chứa và vận chuyển rác thải.
Các bước thiết kế trên được xếp theo một trình tự là những bước thiết kế trước phải được ưu tiên hoặc buộc phải thiết kế trước dể tạo tiền đề cho các bước thiết kế sau.
Tuy nhiên, đây không phải là một trình tự bắt buộc, người thiết kế có kinh nghiệm có thể gộp một hai bước thiết kế lại, hoặc thay đổi trình tự các bước thiết kế, miễn là thiết kế được một TMB công trình hợp lí, phục vụ tốt cho quá trình thi công công trình và không làm ảnh hưởng hoặc cản trở đến quá trình xây dựng các công trình xung quanh.

Giai đoạn 2: Thiết kế tổng mặt bằng xây dựng riêng

Giai đoạn 2. Thiết kế TMBXD riêng
Để có thể thi công được các công trình tạm ở công trường, cần phải thiết kế chi tiết với đầy đủ câu tạo, kích thước và các ghi chú cần thiết, cần tách riêng từng công trình tạm, hoặc một vài công trình tạm có liên quan, để thiết kê chúng trên một bản vẽ.
Tùy theo yêu cầu và đặc điểm của từng công trường cũng như kinh nghiệm của người thiết kế mà các TMBXD riêng có thể khác nhau.
Thông thường nên thiết kê các công trình tạm đi theo các nhóm sau:
a)  Nhóm cần trục, máy móc, thiết bị xây dựng + kho bãi vật liệu + đường giao thông
Ba công trình tạm này có môi liên quan mật thiết nhau, nên có thể thiết kế cùng trên một bản vẽ với tỷ lệ 1:100 hoặc 1:200.
b)  Nhóm các xưởng sản xuất và phụ trợ hay còn gọi là nhóm các dịch vụ xây dựng
Đây là các công trình tạm, sản xuất ra các bán thành phẩm hoặc cung cấp các dịch vụ xây dựng cho công trường, chúng có môi quan hệ về mặt công nghệ và an toàn cho sản xuất. Tuy nhiên trên TMBXD này vẫn cần thể hiện mạng lưới đường giao thông, vùng hoạt động của cần trục tháp và các ghi chú cần thiết khác vê các công trình tạm đã thiết kế.
c)   Nhóm các nhà tạm
Nhà tạm được chia ra làm hai loại:
  • Loại nhà hành chính hay còn gọi là nhà làm việc, được thiết kê trên mặt bằng công trường hoặc gần công trường.
-  Loại nhà ở và phục vụ sinh hoạt: nếu khu nhà ở bố trí trong công trường, thì thể hiện trên cùng một bản vẽ; nếu khu nhà ở được quy hoạch riêng, tách ra khỏi công trường ở một vị trí phù hợp thì được thể hiện trên một bản vẽ riêng.
Trên TMBXD riêng này vẫn cần thể hiện mạng lưới đường trong công trường để thể hiện rõ mối liên hệ chung và để xác định vi trí.
d)  Nhóm mạng lưới cấp nước và thoát nước
Về thoát nước, có thể thiết kế trên TMBXD hệ thống an toàn – bảo vệ – vệ sinh môi trường. Tuy nhiên đi với mạng lưới cấp nước cũng hợp lí.
a)  Nhóm hệ thống kĩ thuật điện
  • Mạng lưới cung cấp điện cho công trường.
  • Mạng điện thoại và truyền thanh.
b)  Nhóm hệ thống an toàn – bảo vệ - vệ sinh xây dưng và vệ sinh môi trường
Như vậy, giai đoạn 2 của thiết kế này có thể gọi là thiết kế chi tiết để được bản vẽ thi công ở những công trường lớn người chủ trì thiết kế là kĩ sư xây dựng, ở giai đoạn 1, người chủ trì thiết kế có thể tham khảo các chuyên gia ở các chuyên ngành khác như: giao thông, vật liệu, điện, nước… để thiết kế được TMBXD chung.
Ở giai đoạn 2 có thể giao cho các kĩ sư chuyên ngành thiết kế từng TMBXD riêng.
.9. TỔNG MẶT BẰNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Tổng mặt bằng công trình xây dựng được thiết kế để phục vụ cho việc thi công một công trình đơn vị. Đo phụ thuộc vào công trường chung, nên chỉ cần thiết kế công trình xây dựng ở giai đoạn xây dựng phần thân và phần hoàn thiện.
Nguyên tắc chung để thiết kế là:
  • Những công trình tạm đã được thiết kế chung cho công trường thì phải phụ thuộc theo. Ví dụ: mạng lưới đường giao thông trong công trường, khu nhà ở gia đình, mạng lưới cấp và thoát nước, mạng lưới cấp điện, hệ thống an toàn bảo vệ và vệ sinh môi trường.
  • Thiết kế một cách tối thiểu, các công trình tạm cần thiết nhất phục vụ riêng cho công trình của mình.
  • Phải tuân thủ các quy trình, các tiêu chuẩn kĩ thuật như khi thiết kế công trường xây dựng.
Nội dung thiết kế bao gồm:
  • Bố trí cần trục và các máy móc thiết bị xây dựng.
  • Bô’ trí kho bãi vật liệu cấu kiện.
  • Bố trí các xưởng sản xuất và phụ trợ cần thiết.

Giai đoạn 1: Thiết kế tổng mặt bằng xây dựng chung (phần 2)

Ví dụ: trên bản vẽ công nghệ bố trí một trạm trộn vữa với một máy trộn có dung tích 500l. Nhưng khi bố trí trên TMBXD, có thể tách thành hai trạm trộn vữa với hai máy trộn dung tích 250l để phù hợp vối diện tích mặt bằng 1 công trường và hỗ trợ nhau trong sản xuất.
Bước 3: Quy hoạch mạng lưới giao thông trên công trường
Trên cái nền của những vị trí cần đường giao thông đã được xác định: trạm trộn vữa; thăng tải… thiết kế một mạng lưới đường phục vụ trong công trường, với cấc chỉ dẫn đã nêu ồ phần trước, sau đó thiết kế mạng lưới ‘đường ngoài công trường nếu cần thiết.
Bước 4: Bố trí kho bãi
Việc bố trí kho bãi thiết kế sau khi có quy hoạch đường hoặc có thể làm trước quy hoạch đường, trên cơ sở những máy móc, thiết bị xây dựng đã được xác định, hoặc có thể làm đồng thời với quý hoạch đường, khi này bước 3 và bước 4 có thể đổi chỗ cho nhau hoặc gộp lại thành một bước.
Bước 5: Bố trí các xưởng sản xuất và phụ trợ
Trên tinh thần ưu tiên sản xuất là chính, các nhà xưởng sản xuất như: xưởng thép và gia công cột thép, xưởng chế biến gỗ và cốp pha, xưởng sửa chữa cơ điện, sẽ được thiết kế sao chọ việc vận chuyển vật liệu đến xưởng và vận chuyển bán thành phẩm từ xưởng tới công trình là thuận lợi nhất. Ví dụ khoảng cách từ xưởng tới thăng tải, hoặc tới vị trí cẩu của cần trục là ngắn nhất.
Bước 6: Quy hoạch nhà tạm
-   Nhà làm việc được ưu tiên quy hoạch trước ở những vị trí phù hợp, thường là gần cổng ra vào của công trường để tiện liên hệ.
-   Cấc nhà dịch vụ trên hiện trường như nhà ăn trưa, nhà nghỉ tạm, y tế… được bố trí sau.
-   Khu nhà ở pho người xây dựng có thể quy hoạch trong hàng rào cộng trường hoặc ở ngoài công trường.
Bước 7: Thiết kế hệ thống an toàn – bảo vệ – vệ sinh xây dựng và vê sinh môi trường
-    Hệ thống bảo vệ: tưòng rào, cổng bảo vệ, chòi quan sốt, đèn pha chiếu sáng…
-    Hệ thống phòng chống cháy nổ: các họng nước chữa cháy, các trạm có các phương tiện chữa cháy.
-    Vệ sinh xây dựng và vệ sinh môi trường, bãi tập kết chất thải rắn, lưới chắn bụi rác…
-    An toàn lao động: biển báo, đèn tín hiệu cho cần trục, xe máy, lưới chắn rác…
-    Bảng giới thiệu công trình – công trường giấy phép xây dựng
Bước 8: Thiết kế mang lưới cung cấp nước và thoát nước
-    Nguồn nước cung cấp.
-    Mạng đường ống và các bể chứa dự trữ.
-    Hệ thống thoát nước: thoát nước mưa và nưốc thải gồm mạng lưới cống, rãnh, hố ga… thoát nước.
Bước d: Thiết kế mạng lưới cấp điện
-    Mạng lưới cung cấp điện kết hợp với các mạng lưới điện thoại và truyền thanh trên công trường.
Bước 10: Thiết kế những công trình tạm ở ngoài công trường
Sau khi thiết kế xong tổng mặt bằng công trường, những công trình như: các trạm khai thác cát, đá, sỏi, lò gạch… khu ở của những người xây dựng, nếu được thiết kế ở ngoài hàng rào công trường, sẽ được thiết kế sau cùng và được thể hiện ở bản vẽ riêng. Quy hoạch vị trí sẽ thể hiện trên bản đồ khu vực với tỉ lệ nhỏ 1:500 hoặc 1:1000 đủ để thể hiện mối liên hệ vói công trường như: đường giao thông, mạng lưới cung cấp điện nưóc, liên lạc… Khi cần thiết kế chi tiết sẽ thể hiện ở bản vẽ riêng với đầy đủ kích thước, cấu tạo để có thể thi công được.

Giai đoạn 1: Thiết kế tổng mặt bằng xây dựng chung

khác như hạ mực nước ngầm, thi công tường chắn bằng ván cừ…
Trên mặt bằng cũng cần xác định rõ khu vực tập kết đất đào giữ lại để lấp móng sau này, khu vực cấm để các máy móc làm việc an toàn, biện pháp thoát nước khi bị mưa bão, hoặc nước ngầm…
Giai đoạn thi công phần thân và mái, hay còn gọi là thi công phần kết cấu chính của công trình: giai đoạn này là đặc trưng nhất cho phần công nghệ xây dựng công trình, hầu như tất cả các cần trục, máy móc, thiết bị xây dựng và các công trình tạm đều có mặt ở giai đoạn này. Vì vậy với những công trình không đặc biệt phức tạp, người ta chỉ cần nghiên cứu, thiết kế tổ chức thi công công trường cho giai đoạn này là đủ.
Nội dung cần thiết kế là:
-        Bô trí cần trục, máy móc thiêt bị xây dựng.
-        Bố trí kho bãi trên công trường.
-        Thiết kế hệ thống giao thông.
-        Thiết kế các xưởng sản xuất và phụ trợ.
-        Thiết kế các cơ sở khai thác cung ứng vật liệu xây dựng.
-        Nhà tạm: nhà làm việc và nhà ở …
-        Các hệ thống kĩ thuật: hệ thống cung cấp điện, nước.
-        Hệ thống an toàn – bảo vệ vệ sinh môi trường.
Giai đoạn hoàn thiện công trình
Với những công trình lốn và phức tạp, cần phải thiết kế cho giai đoạn này, chủ yếu là việc rút dần cần trục, máy móc thiết bị xây dựng và các công trình tạm như kho bãi, xưởng sản xuất… Mặt bằng công trường sẽ được giải phóng theo trình tự nào, để việc tháo dỡ và di chuyển các công trình tạm không làm ảnh hưởng tới quá trình hoàn thiện công trình và phù hợp với việc xây dựng đường sá vĩnh cửu, trồng cây xanh và thảm cỏ- chuẩn bị cho việc bàn giao công trình đúng thời hạn.
1.8.1.TRÌNH TỰ THIẾT KẾ
Sau khi nghiên cứu các bản vẽ, các tài liệu, cần phải đi thực tế xuống hiện trường, để có cái nhìn bao quát, toàn bộ vị trí công trường trong bản đồ chung của khu vực làm cơ sở cho việc thiết kế sau này.
Trình tự thiết kế tiến hành theo hai giai đoạn:
Giai đoạn 1. Thiết kế tổng măt bằng xây dựng chung
Giai đoạn này chủ yếu xác định vị trí các công trình tạm như cần trục, máy móc thiết bị xây dựng, kho bãi, nhà tạm, hệ thống giao thông, cấp nước, cấp điện, thoát nước, thông tin liên lạc…
Bản vẽ giai đoạn này thường thể hiện vói tỉ lệ nhỏ 1: 250, X: 500 và theo các bước sau:
Bước 1: Định vị các công trình xây dựng
Trên một bản đồ hoặc bản vẽ có lưới trắc địa đã ghi đầy đủ cao độ và đường đồng mức, trước hết vẽ chu vi mặt bằng các công trình đã được quy hoạch xây dựng và các công trình có sẵn, (như đường sá, ga, bến, nhà cửa, nguồn cung cấp nước, điện)…
Sau bước này đã hình thành bộ mặt công trường ở dạng ban đầu, với những vị trí và diện tích không thể thay đổi và điều này sẽ là cơ sở cho việc thiết kế các công trình tạm sau này.
Bước 2: Bố trí máy và thiết bị xây dựng
Sau bước định vị các công trình xây dựng cần bố trí các cần trục, máy móc, thiết bị xây dựng, như thăng tải, máy trộn bêtông, dàn giáo… vì những thiết bị này đã được thiết kế trong bản vẽ công nghệ xây dựng. Nói chung có thê lấy vị trí, kích thước của cần trục, thiết bị xây dựng từ các bản vẽ công nghệ trước đó. Tuy nhiên, khi đưa tất cả các thiết bị đó vào mặt bằng chung của công trường, cần xem xét lại mối quan hệ chung giữa cần trục và các máy móc thiết bị, phát hiện những sai sót của việc lựa chọn bố trí thiết bị trên bản vẽ công nghệ, để có sự sửa chữa, bố trí cho phù hợp vói thực tế công trường.

Tổng mặt bằng công trường xây dựng

trong đó:
Gtmb – tổng giá thành xây dựng cấc công trình tạm trên TMBXD;
Gị – giá thành xây dựng từng công trình tạm.
Các giá trị Gi có thể lấy trong bảng tiên lượng, hoặc dự toán về xây dựng tạm trên công trường.
  1. Chỉ tiêu về số lượng xây dựng nhà tạm
Bao gồm tất cả các loại nhà tạm: nhà làm việc, nhà ở và sinh hoạt trên công trường.
Đánh giá qua hệ số xây dựng tạm Kj:
trong đó:
SSxd – tổng diện tích các nhà tạm sẽ phải xây dựng, m2;
Is – tổng diện tích các nhà tạm tính toán theo nhu cầu, m2.
Hệ số Kj < 1 và càng bé càng tốt, vì đã tận dụng được nhiều diện tích nhà có sẵn hoặc mới xây dựng ở công trường.
1.7.TỔNG MẶT BẰNG CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG
1.8.1.           NỘI DUNG THIẾT KẾ
Đây là dạng TMBXD tổng quát nhất, về phương tiện tổ chức nó đồng nhất các khái niệm của TMBXD với một công trường xây dựng điển hình. Mục tiêu thiết kế cũng như nội dung thiết kế TMBXD, là tổ chức được một công trường xây dựng độc lập để xây dựng được một công trình hoặc liên hợp công trình.
Khái niệm về một công trường xây dựng độc lập trong một phạm vi rộng là khi nó có đầy đủ điều kiện đảm bảo cho việc xây dựng một dự án lớn, có sự tham gia của nhiều nhà thầu, nhiều đối tác xây dựng. Trong một phạm vi hẹp, nó được hiểu đó là công trường của một nhà thầu xây dựng, nhà thầu ỏ đây có thể là một tổng công ty, một công ty hoặc một xí nghiệp xây dựng.
Một công trường xây dựng điển hình bao gồm hai phần:
  • Mặt bằng công trường phục vụ cho sản xuất xây dựng.
  • Mặt bằng khu ở cho những người xây dựng.
Vì vậy ngoài việc nghiên cứu các vấn đề về kĩ thuật để xây dựng công trưòng, còn phải nghiên cứu thêm các vấn đề vể quy hoạch, về xã hội, về kinh tế và môi trường…
Một tổng mặt bằng công trường xây dựng điển hình, nội dung tổng quát cần thiết kế các vấn đề sau:
  • Vị trí các công trình đã được quy hoạch xây dựng.
  • Vị trí các cần trục, máy móc, thiết bị xây dựng.
  • Hệ thống giao thông trên công trường.
  • Hệ thống kho bãi trên công trường.
  • Các xưồng sản xuất và phục vụ xây dựng.
  • Các cơ sở khai thác, sản xuất và cung ứng vật tư.
  • Nhà tạm trên công trường: nhà làm việc và nhà ở.
  • Các mạng lưới kĩ thuật: cung cấp điện, nước, điện thoại và truyền thanh.
  • Mạng lưới thoát nước cho công trường.
  • Hệ thống an toàn bảo vệ công trường.
  • Vệ sinh xây dựng và vệ sinh môi trường.
Với những công trường xây dựng lớn, thòi gian xây dựng kéo dài nhiều năm, cần phải thiết kế TMBXD đặc trưng cho.từng giai đoạn thi công.
Có thể chia ra thành ba giai đoạn để thiết kế TMBXD
  • Giai đoạn thi công phần đất và nền móng còn gọi là giai đoạn thi công các công trình dưới cốt ±0,00, các công việc chính như sau:
-    Thi công cọc: khoan nhồi, đóng cọc hoặc ép cọc v.v…
* Thi công đất: đào đất hố móng, đào đất các công trình ngầm như bể nước ngầm, bể phốt hoặc tầng hầm…
-   Công tác xây dựng phần ngầm: đổ bêtông, xây gạch, lắp đặt thiết bị…
Với mỗi dạng công tác cần có mặt bằng phù hợp, đảm bảo cho các thiết bị máy móc làm việc thuận lợi, kể cả các công việc

Đánh giá riêng từng chỉ tiêu của tổng mặt bằng xây dựng

1.7.1.ĐÁNH GIÁ CHUNG VỂ TMBXD
Một TMBXD được coi là hợp pháp, hợp lí và có tính khả thi, khi nó được ngươi có chức năng và có tư cách pháp nhân thiết kế theo đúng các chỉ dẫn, các tiêu chuẩn về thiết kế TMBXD.
Nội dung của TMBXD phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về công nghệ, về tổ chức, về an toàn lao động và vệ sinh môi trường. Toàn bộ cơ sở vật chất kĩ thuật được thiết kê cho TMBXD phải phục vụ tốt nhất cho toàn bộ quá trình sản xuất và đời sống của con người trên công trường, nhằm xây dựng công trình đúng thời hạn, đảm bảo chất lượng và các mục tiêu đề ra.
1.7.2. ĐÁNH GIÁ RIÊNG TỪNG CHỈ TIÊU CỦA TMBXD
  1. Chỉ tiêu kĩ thuảt
Một TMBXD hợp lí về chỉ tiêu kĩ thuật, khi nó tạo ra được các điều kiện để phục vụ và đảm bảo cho quá trình sản xuất xây dựng diễn ra liên tục, đúng kĩ thuật và an toàn trong mọi điều kiện về không gian và thòi gian, đạt được mục tiêu xây dựng công trình đúng thời hạn và có chất lượng. Để đánh giá được chỉ tiêu này phần nhiều dựa vào sự thẩm định, đánh giá của các nhà tư vấn, các chuyên gia giỏi, có nhiều kinh nghiệm thực tế trên công trường.
  1. An toàn lao dộng và vệ sinh môi trường
Có các thiết kê cụ thể để đảm bảo an toàn lao động, phòng chống cháy nổ trong suốt quá trình xây dựng, bảo vệ được tài sản và con người trên công trường. Đảm bảo vệ sinh xây dựng và vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật.
  1. Chỉ tiêu công nghiệp hóa, hiên đại hóa
Tổng mặt bằng xây dựng thế kỉ 21 phải mang tính công nghiệp hóa, hiện đại hóa cao. Mặc dù các công trình thiết kế chỉ là các công trình tạm nhưng vối tư duy đổi mới, ta phải có những quan điểm mới để thiết kế những công trình tạm bền chắc, kinh tế và đẹp, có khả năng lắp ghép, cơ động cao.
Màu sắc của các trang thiết bị, các nhà tạm, tường rào, cổng bảo vệ, lưới an toàn… phải gây được ấn tượng tốt, có tính thẩm mĩ. Toàn cảnh công trường phải mang vẻ đẹp của một ngành xây dựng hiện đại có tính giáo dục, góp phần đào tạo một phong cách sống và làm việc mới cho những lớp người sống và làm việc trên công trường.
  1. Chỉ tiêu kinh tế
Đánh giá định tính các công trình tạm qua chỉ tiêu sau:
  • Tận dụng nhiều nhất các công trình có sẵn.
  • Các công trình tạm có thể sử dụng lại nhiều lần hoặc thu hồi được nhiều vốn khi phải phá dỡ thanh lí hoặc bán lại.
  • Chi phí cho quá trình sử dụng là rẻ nhất.
  • Góp phần vào việc phát triển kinh tế địa phương, hỗ trợ hoặc cung cấp các dịch vụ về xây dựng cho địa phương.
  1. Chỉ tiêu về mặt xã hội học
  • Đảm bảo đời sống về vật chất và tinh thần cho người lao động trên công trường.
  • Góp phần thúc đẩy sự phát triển sản xuất xây dựng ở địa phương như: hợp tác với các doanh nghiệp của địa phương trong quá trình xây dựng. Sử dụng nguồn lao động của địa phương hoặc sẽ bán lại cho địa phương các cơ sở sản xuất, khai thác vật liệu.
  • Xây dựng được quỹ nhà ở trên cơ sỏ khu nhà ở tạm, góp phần vào việc “Đô thị hóa” cho địa phương.
Để so sánh các TMBXD có thể dùng phương pháp chấm điểm. Nếu cho mỗi nhóm chỉ tiêu vừa nêu trên 2 điểm, ta sẽ có tổng năm nhóm là 10 điểm, các chuyên gia có thể chấm điểm theo kinh nghiệm của mình để có một kết quả đánh giá TMBXD bằng điểm.
1.7.3.   CÁC CHỈ TIÊU CÓ THỂ TÍNH ĐƯỢC ĐỂ ĐÁNH GIÁ VÀ SO SÁNH CÁC TMBXD
  1. Chỉ tiêu về giá thành xây dựng tam
Có thể tính được tổng giá thành xây dựng tạm trên tổng mặt bằng xây dựng qua công thức:

Thiết kế các tổng mặt bằng xây dựng riêng

Các loại nhà hành chính: nhà làm việc, phòng họp, nhà ăn nhà nghỉ, y tế, có thể bố trí ở trong công trường hoặc ở bên ngoài hàng rào, thuận tiện cho việc đi lại làm việc, trường hợp bố trí trong công trường phải chú ý vị trí bị ảnh hưởng ít nhất của cần trục, máy móc, các xưởng sản xuất… và các ô tô chuyên chở vật liệu, tránh bị tiếng ồn và bụi, cần lưu ý tới hưởng gió chủ đạo để bố trí đầu hướng gió, có lối thoát người khi có cháy hoặc sự cố.
Khu vực nhà ở: bao gồm các nhà ở gia đình và nhà ở tập thể, các công trình dịch vụ, bệnh xá, nhà trẻ… được bố trí ngoài hàng rào công trường, ở vị trí thuận lợi, càng gần công trường càng tốt, nên kết hợp với việc quy hoạch khu dân cư và kế hoạch phát triển đô thị của địa phương để có thiết kế và xây dựng hợp lí.
  • Thiết kế hệ thống an toàn bảo vệ
Đó là các tường rào quanh chu vi của công trường và các cổng ra vào có trạm bảo vệ thường trực, các nhà để xe đạp, xe máy thường ỏ cạnh phòng thường trực để tiện bảo vệ. Khi cần thiết có thể thiết kế các chòi quan sát, trạm cứu hỏa…
  • Cuối cùng là thiết kế các mạng lưới kĩ thuật: mạng lưới cấp và thoát nước cho toàn công trường; mạng lưới điện tạm: điện sản xuất và sinh hoạt; mạng lưới điện thoại và truyền thanh.
1.6.4.THIẾT KẾ CÁC TỔNG MẶT BẰNG XÂY DỰNG RIÊNG
Còn gọi là thiết kê chi tiết TMBXD
Sau khi quy hoạch vị trí các công trình tạm trên một TMBXD chung, Ở bước này ta tách ra thành các tổng mặt bằng riêng để thiết kế chi tiết từng công trình tạm mức độ bản vẽ có thể đem ra thi công được. Tùy theo công trường mà có thể tách ra mỗi tổng mặt bằng riêng thể hiện một công trình tạm, hoặc một nhóm các công trình tạm có liên quan, ví dụ:
  • Hệ thông giao thông: mạng lưới đường, ga, bến.
  • Các xưởng sản xuất và phụ trợ.
  • Hệ thốhg cấp nưóc và thoát nước.
  • Hệ thông cấp điện, điện thoại và truyền thanh.
  • Hệ thống an toàn bảo vệ, vệ sinh xây dựng và vệ sinh môi trường.
1.6.5.THỂ HIỆN BẢN VẼ
Các bản vẽ thể hiện theo đúng các tiêu chuẩn của bản vẽ xây dựng, với các kí hiệu được quy định riêng cho các bản vẽ TMBXD và các ghi chú cần thiết. Nếu đóng thành tập thì bản đầu tiên phải là bản vẽ TMBXD chung, sau đó là các bản vẽ TMBXD riêng.
1.6.6.THUYẾT MINH
Cần viết ngắn gọn, song phải đầy đủ tất cả các mục, chủ yếu giải thích cho việc thiết kế các công trình tạm từ các điều kiện ràng buộc, các đặc điểm riêng của công trình, các công nghệ mới, các phương pháp tổ chức và quản lí mới… nhằm chứng minh cho việc thiết kế như vậy là hợp lí.
Thuyết minh cũng cần quy định rõ quy trình quản lí sản xuất, các nội quy cụ thể trên công trường để đảm bảo kĩ thuật, an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
1.7.  CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TMBXD
Hiện nay các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật để so sánh hoặc đánh giá TMBXD đang là vấn đề cần được nghiên cứu. Một tổng mặt bằng xây dựng được coi là tối ưu, khi nó tiệm cận với các “Hàm mục tiêu” được đề ra. Vì vậy, vói các mục tiêu khác nhau thì không thể có lời giải chung để đánh giá được. Nếu muốn so sánh hai TMBXD cùng thiết kế cho một công trường, thì phải đặt ra hàm mục tiêu và các ràng buộc như nhau mới có thể so sánh.
Vì vậy chỉ có thể đưa ra một số khái niệm về các chỉ tiêu đánh giá TMBXD hoặc các chỉ tiêu để so sánh lựa chọn TMBXD, phần nhiều mang tính chất định tính để nghiên cứu, tham khảo.

Xác định giai đoạn lập tổng mặt bằng xây dựng

Đối với mỗi loại tổng mặt bằng, do có nội dung và yêu cầu khác nhau, tùy theo điều kiện cụ thể của từng công trình, hoặc do những yêu cầu khác nên trình tự thiết kế cũng có khác nhau. Nhìn chung trình tự thiết kế có thể tiến hành theo các bước sau:
1.6.1.      XÁC ĐỊNH GIAI ĐOẠN LẬP TMBXD
Thông thường người ta chọn giai đoạn xây dựng phần thân và mái công trình là giai đoạn chủ yếu, kéo dài nhất, tập trung nhiều các loại máy móc, thiết bị, cần trục, vật liệu xây dựng và tập trung nhiều người nhất.
Với những công trình lớn, phức tạp hoặc do yêu cầu của chủ đầu tư, thì phải thiết kế đầy đủ cho cả ba giai đoạn, đó là:
  • Phần san lấp mặt bằng, công tác đất và nền móng (phần ngầm dưới cốt ±0,00).
  • Phần thân và mái công trình.
  • Phần hoàn thiện.
1.6.2.      TÍNH TOÁN SỐ LIỆU                                                                                1
Từ các tài liệu có sẵn trong hồ sơ thiết kế tổ chức xây dựng hay thiết kế tổ chức thi công như: tiến độ xây dựng, các bản vẽ công nghệ… mà ta có được các số liệu hoặc các thông số cần thiết. Hoặc từ các định mức, các tiêu chuẩn để tính toán ra các số liệu phục vụ cho việc thiết kế, đó là:
  • Thòi hạn xây dựng và biểu đồ nhân lực.
  • Vị trí các loại cần trục, máy móc, thiết bị xây dựng trên công trường.
  • Số lượng từng loại xe máy vận chuyển trong công trường.
  • Diện tích các loại nhà làm việc và nhà ở.
  • Diện tích các loại kho bãi, vật liệu, cấu kiện…
  • Nhu cầu về các xưởng sản xuất và phụ trợ.
  • Nhu cầu về cung cấp điện nước.
1 Nhu cầu về các dịch vụ cung cấp khác.
Các số liệu tính toán được giới thiệu trong thuyết minh và nên lập thành các bảng biểu.
1.6.3. THIẾT KẾ TỔNG MẶT BẰNG XÂY DỰNG CHUNG
Ở bước này trước hết cần định vị các công trình sẽ xây dựng trên khu đất được cấp tạo ra một điều kiện ban đầu để quy hoạch các công trình nên thiết kế theo thứ tự sau (không phải là một thứ tự bắt buộc, có thể thay đổi nếu thấy phù hợp
  • Trược hết cần bố trí vị trí các cần trục tháp hoặc cần trục tự hành , xác định vị trí móng của cần trục tháp đứng cố định, đường ray cần trục tháp đường di chuyển của cần trục tự hành bán kính làm việc… Sau đó là các máy móc thiết bị xây dựng như các thăng tải, thang máy các máy trộn bê tông các máy trộn vữa là các vị tri đã được thiết kế trong các bản vẽ công nghệ xây dựng không thay đổi được nên ưu tiên bố trí trước.
  • Thiết kế hệ thống giao thông trên công trường dựa vào mạng lưới đường có sẵn trên mặt bằng hiện trạng hoặc là mạng lưới đường quy hoạch để vạch tuyến đường tạm trên nguyên tắc sử dụng tối đa đường có sẵn xây dựng một mạng lưới đường quy hoạch để làm đường tạm.
  • Bố trí kho bãi vật liệu cấu kiện
Trên cơ sở mạng lưới đường tạm đã được thiết kế và vị trí cần trục thăng tải trạm trộn đã được xác định vị trí trước để bố trí các bãi vật liệu cho phù hợp ví dụ các bãi cát đá sỏi ở xung quanh trạm trộn bãi gạch gần thăng tải bãi cấu kiện trong bán kính làm việc của cần trục và phù hợp với đường giao thông cho các ô tô có thể đổ trực tiếp vật liệu xuống bãi tránh phải bốc dỡ trung gian.
* Bố trí các xưởng sản xuất và phụ trợ trên cơ sở mạng lưới đường và các kho bãi đã được thiết kế từ đó quy hoạch các xưởng sản xuất và phụ trợ cho phù hợp. Các xưởng thép và gia công gỗ cần diện tích rộng có mặt bằng để chế tạo cốt thép hoặc cốp pha lại cần phải nằm cạnh đường để ô tô có thể vào ra và vận chuyển đến hiện trường hoặc đến phương tiện vận chuyển lên cao là ngắn nhất
  • Bố trí các loại nhà tạm
Nhà tạm được xây dựng làm hai khu vực:

Thiết kế hệ thống bảo vệ – an toàn lao động và vệ sinh môi trường

a)    Cần tuân thủ các quy trình quy phạm, các tiêu chuẩn về thiết kế cung cấp và sử dụng điện cho công trường. Đặc biệt lưu ý tới các quy định về phòng chống cháy nổ, an toàn về điện trên công trường xây dựng.
g)   Học tập kinh nghiệm cung cấp điện cho công trường xây dựng của nước ngoài.
1.5.6.    THIẾT KẾ HỆ THỐNG BẢO VỆ – AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
Do đặc điểm của công trường xây dựng là sản xuất ở ngoài trời, chiếm một không gian rộng lốn, thời gian xây dựng lâu dài, vối nhiều máy móc thiết bị, nhà xưởng, nhiều loại nguyên vật liệu và có rất nhiều người, nhiều tổ chức tham gia xây dựng.
Vì vậy hệ thống an toàn – bảo vệ và vệ sinh môi trường phải áp ứng được các nhiệm vụ sau:
  • Đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người, cho máy móc thiết bị, cho nguyên vật liệu và cho công trình.
  • Bảo vệ ngưòi và tài sản trước sự phá hoại của môi trường và xã hội.
  • Đảm bảo vệ sinh xây dựng và vệ sinh môi trường.
Tùy theo mức độ quan trọng của công trình, tình hình an ninh, trật tự xã hội ở địa phương, và các yêu cầu cụ thể của từng công trường mà thiết kế hệ thông bảo vệ – an toàn lao động và vệ sinh môi trường cho phù hợp.
Nội dung tổng quát cần thiết kế như sau:
a)    Phải có hàng rào khu vực công trường bằng loại vật liệu phù hợp, để xác định lãnh thổ công trường tạo hành lang pháp lí cho việc bảo vệ, hàng rào công trường phải đảm bảo các yêu cầu sau:
  • Phải là loại vật liệu bền chắc chông được sự xâm nhập của con người và sự phá hoại của thiên nhiên trong suốt thời gian xây dựng.
Ví dụ: trong thành phố thường là hàng rào bằng gỗ, ở nơi khác có thể là cọc bêtông kêt hợp với lưới thép hoặc dây thép gai…
  • Đảm bảo tính mĩ quan cần thiết cho một công trường xây dựng hiện đại. Ví dụ: hàng rào các công trường trong thành phố thường bằng gỗ ván, được sơn màu hoặc bằng tôn để tăng thêm phần mĩ quan.
  • Để tiết kiệm kinh phí và điều kiện cho phép có thể xây dựng trước tường rào của công trình để sử dụng tạm.
Ví dụ: khi xây dựng Trung tâm thể dục thể thao tỉnh Đồng Tháp năm 1999 Công ty xây dựng 319 Bộ quốc phòng đã đề xuất và được chủ đầu tư phê duyệt phương án xây dựng hàng rào của Trung tâm có kích thước (260 X 160m) và hai cổng bảo vệ. Tường rào có cột trụ bằng bêtông cốt thép đô tại chỗ kết hợp với xây tưòng gạch và xen kẽ các tấm bêtông cốt thép có trang trí hoa văn và các biểu tượng TDTT. Hệ thống tường rào và cổng ra vào có phòng thường trực bảo vệ được xây thô và hoàn thiện một phần, được dùng làm hàng rào bảo vệ công trường, đã rất có hiệu quả trong việc tiết kiệm, trong bảo vệ và mĩ quan cho một công trường xây dựng hiện đại.
  • Hệ thống tường rào phải đồng bộ vối cổng ra vào và phòng thường trực bảo vệ. Nếu có điều kiện nên mở hai cổng ra vào, một cho người lao động và một cho ô tô, xe máy, thiết bị xây dựng. Những công trường lớn có thể có nhiều cổng, đối vối ô tô, xe máy có thể quy định cổng vào và cổng ra, tránh phải quay đầu xe. Nếu chỉ có một cổng thì phải có bãi quay đầu xe. ở hàng rào chỗ gần cổng vào chính của công trường, cần có biển giới thiệu công trình – công trường.
b)   Trong công trường phải khoanh vùng các khu vực nguy hiểm, có rào chắn căng dây, biển báo cấm người không có phận sự qua lại như với cần trục tháp, hoặc khu vực cấm lửa, đối vối các xưởng sửa chữa xe máy hoặc khu kho xăng dầu.
c)    Cần có biện pháp thiết kế cụ thể về an toàn lao động cho từng công đoạn xây dựng.
  • Ví dụ phải có lưới chắn rác ở sàn tầng 1 khi xây dựng các nhà nhiều tầng, đề phòng vật liệu rơi xuống.
  • Có lan can an toàn cho ngưòi khi thi công trên cao.
  • Có mái che nắng cho công nhân khi thi công vào mùa hè.
Chia sẻ :
Các tin khác

0 nhận xét :

Đăng nhận xét

Tin cho thuê mới

Lời khuyên

Hỏi - Ðáp

TƯ VẤN NỘI - NGOẠI THẤT

Tư vấn nội - ngoại thất từ chuyên gia
xuongchothue.com


Seo Blogspot, kho xưởng ; mua Seo Blogspot xưởng, mua Seo Blogspot đất; cho thuê chung cư, căn hộ,...
Xuongchothue.com 1.000.000 tin mua bán và Seo Blogspot, kho xưởng, Seo Blogspot tại Việt Nam. Chúng tôi liệt kê danh sách nhiều thông tin Seo Blogspot nhất phục vụ mọi nhu cầu, từ phòng trọ tới biệt thự cao cấp. Bạn là nhà đầu tư hay gia đình cần nhà để ở? xuongchothue.com đều có thể giúp bạn. Tìm tin Seo Blogspot đất hoặc cho thuê Seo Blogspot mới nhất bằng cách sử dụng công cụ tìm kiếm hoặc các đường link ngay trên trang chủ.
 

Powered By Khám Phá Blog's