Vẽ đường vận chuyển vật liệu

2)    Vẽ đường vận chuyển vật liệu
  • Cách thứ nhất: nếu số lượng hàng vận chuyển bằng số lượng
tiêu thụ hàng tháng trên công trường, thì ta sẽ được đường vận chuyển song song vói đường tiêu thụ cộng dồn, và cách nhau một khoảng thời gian bằng thòi gian dự trữ cho phép theo quy phạm, đối với từng loại vật liệu trên công trường [TdJ. Khi này lượng dự trữ vật liệu sẽ là bé nhất, nhưng để làm được điều này, ta phải thay đổi số lượng xe vận chuyển, cho phù hợp với khôi lượng vật liệu thay đổi theo từng tháng, và đó cũng là một khó khăn trong việc điều xe vận chuyển. Nếu làm theo cách này ta sẽ được đường vận chuyên vật liệu thay đổi theo từng tháng và song song với đường tiêu thụ cộng dồn – đường sô (2).
  • Cách thứ hai: nếu  ta có  một số lượng xe vận chuyển là không đổi, lại muốn lượng hàng vận chuyển hàng ngày là không đổi, thì ta sẽ vẽ được một đường vận chuyển vật liệu không đôi, nó có ưu điểm là kê hoạch vận chuyển điều hòa, các xe làm việc liên tục, nhưng có nhược điểm là lượng dự trữ trên công trường lớn, phải tốn diện tích kho bãi dự trữ.
Đây là một bài toán cần có sự tính toán lựa chọn để việc vận chuyển cung cấp và tiêu thụ có sự cân đối và phù hợp vói từng điều kiện cụ thể trên công trường.
  • Vẽ đường vận chuyển vật liệu thay đổi
Sau khi vẽ đường tiêu thụ vật liệu cộng dồn (1), lùi về bên trái hoành độ một khoảng thời gian bằng thòi gian dự trữ vật liệu cho phép [TdJ, ta được điểm 0′, từ đó kẻ các đường thẳng song song với đường sô” (1) ta được đường vận chuyển vật liệu thay đổi sô” (2).
  • Vẽ đường vận chuyển vật liệu không đổi
- Từ gốc 0 lui về bên trái một hoành độ bằng [TdJ.
Ta được điểm 0′ trùng với điểm 0′ của cách làm trên.
-           Tìm một điểm lồi nhất của đường số (1), có thể nhận ra bằng trực giác hoặc làm như sau:
Nối điểm 0 với điểm cuối cùng V6 của đường số m ta được đường tiêu thụ tương đương số (3), (đường nét đứt) đỉnh nào nằm phía trên đường tương đương là đỉnh lồi, đỉnh lồi nhất là đỉnh có đường vuông góc hạ từ đỉnh đó xuống đường tương đương số (3) là lớn nhất.
Ở ví dụ trên hình 4.1 đó là đỉnh V3. Gọi V3 s A. Từ điểm A ta lùi lại một hoành độ bằng [T(1J được A’, tức là đoạn AA’ I [TdJ I 00′. 119 go»
-          Nối 0′A’ kéo dài được đường vận chuyển không đổi (4).
-           Đường số (4) cắt đường thẳng có tung độ là tổng số vật liệu cần vận chuyển v<5 = 750 m3 tại điểm K.
-         Hình chiếu O’K trên trục hoành là OK’ chính là thòi gian cần vận chuyển xong toàn bộ vật liệu.
Trên hình 4.1, thời gian cần vận chuyển xong vật liệu
0′K’ = 00* + OK* = 10 + 145 = 155 ngày.
-         Lượng vật liệu vận chuyển trung bình hàng ngày được tính qua hệ số góc:
vận chuyển
Từ lượng vận chuyển vật liệu hàng ngày này, ta tính toán và bố trí số lượng xe vận chuyển cho phù hợp.
3)   Vẽ biểu đồ dự trữ vật liệu
Mục đích vẽ biểu đồ dự trữ vật liệu là để biết được lượng vật liệu lớn nhất cần phải dự trữ trên công trường (Dmax) làm cơ sỏ cho việc tính toán kho bãi.
  • Nếu tổ chức vận chuyển theo đưòng thay đổi số (2) thì không cần vẽ biểu đồ dự trũ, có thể tính được giá trị dự trữ lớn nhất Dmax theo công thức:
Dmax = rimax . [TdtỊ, ngày ,
trong đó:
Dmax – lượng vật liệu dự trữ lốn nhất trên công trường; rimax – cường độ tiêu thụ vật liệu lớn nhất;
[TdJ – thời gian dự trữ vật liệu theo quy phạm.
  • Nếu tổ chức vận chuyển không thay đổi, theo đường số (4) thì
có thể vẽ được biểu đồ dự trữ vật liệu như sau:
-             Lượng vật liệu dự trữ tại từng thời điểm, chính bằng lượng vận chuyển trừ đi lượng tiêu thụ. Trên hình 4.1 đó là đoạn tung độ của đường số (4) trừ đi tung độ của đường số (1).
Nếu biểu diễn bằng công thức ta sẽ có:
trong đó:
Dn – lượng vật liệu dự trữ tại một thời điểm nào đó;
V’n – lượng vật liệu vận chuyển đến thòi điểm đó; vn – lượng vặt liệu tiêu thụ đến thời điểm đó.
Trên đồ thị bằng cách vế theo tỷ lệ ta có ngay:
D1 = V’1V1;D2 = V’2V^
-     Để vẽ được biểu đồ dự trữ vặt liệu, phía dưới trục hoành, tại các điểm tháng  2, 3… lần lượt đặt các đoạn thẳng VjVi, (riêng điểm đầu 0′ và điểm cuối thảng thừ 6 bằng không vì không có dự trữ). Nối đỉnh các đoạn thẳng đó lại, ta được biểu đồ dự trữ vật liệu theo từng tháng kế hoạch I (biểu đồ số II phần kệ, sọc trên hình 4.1).
Nhìn trên biểu đồ có thể xác định được giá trị dự trữ lớn nhất Dmax. Giá trị này được dùng để tính diện tích kho bãi trên công trường.
Toàn bộ các bước vẽ biểu đồ và đồ thị được mô tả trên hình 4,1.

Kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu

THIẾT KẾ KHO BÃI CÔNG TRƯỜNG
Trong ngành xây dựng của ta hiện nay, mức độ công xưởng hóa vật liệu, cấu kiện và các quá trình sản xuất chưa được cơ giới hóa cao. Công việc thi công vẫn đòi hỏi nhiều nguyên vật liệu tại chỗ. Trong đó một phần là bán thành phẩm, cấu kiện đúc sẵn, còn phần lớn là các vật liệu rời. Do đặc điểm như vậy, việc lập kế hoạch cung ứng, tính dự trữ cho các loại nguyên vật liệu và thiết kế kho bãi cho các công trường xây dựng ở Việt Nam có vai trò hết sức quan trọng.
Với những công trường xây dựng do nước ngoài liên doanh hoặc đầu tư toàn bộ, thì vấn đề dự trữ và tính các kho bãi có những đặc điểm riêng, phụ thuộc vào các hợp đồng vận chuyển kí kết giữa hai Nhà nước.
4.1. KẾ HOẠCH CUNG ỨNG NGUYÊN VẬT LIỆU
4.1.1.      NỘI DUNG CUNG ỨNG
Muốn xây dựng công trình đúng tiến độ thì phải đảm bảo cung cấp các nguyên vật liệu, thiết bị đúng chất lượng, đủ số lượng và đúng thời hạn.
Đó là nhiệm vụ của cơ quan cung ứng vật tư. Nội dung cung ứng bao gồm các công việc sau:
  • Lập kế hoạch để mua hoặc sản xuất vật liệu, bán thành phẩm, cấu kiện, thiết bị phục vụ cho xây dựng.
  • Vận chuyển hàng từ các nơi cung cấp đến các điểm tiêu thụ trên công trường.
I Quản lí các cơ sỏ sản xuất, gia công, bảo quản nguyên vật liệu trên công trường.
• Cung cấp cho các đơn vị thi công theo tiên độ.
Tóm lại nhiệm vụ cung ứng công trưòng là:
  • Đặt hàng và nhận hàng.
  • Vận chuyển hàng về công trường.
  • Bảo quản và cấp phát.
a. Nhiệm vụ đặt hàng và nhận hàng
  • Lập kế hoạch về nhu cầu vật liệu, bán thành phẩm, cấu kiện…
  • Dự trù kinh phí cho các loại vật liệu.
  • Kí kết hợp đồng với các cơ sở sản xuất hoặc cung cấp hàng, kiểm tra và theo dõi việc thực hiện hợp đồng.
  • Phân phốỉ nguyên vật liệu cho các nơi nhận gia công.
  • Kiểm nhận vật liệu về số lượng và chất lượng.
  • Thanh toán với các cơ sở cung cấp hàng.
  • Phát hiện các nguyên vật liệu còn thừa, tồn kho không dùng nữa, đem bán hoặc đổi cho các cơ quan khác.
  1. Nhiệm vụ vận chuyển
0 • • *■’
  • Lập kê hoạch vận chuyển, kí các hợp đồng về vận chuyển, theo dõi sự vận chuyển đến công trường.
  • Tiếp nhận hàng tại các nơi giao hàng, các ga, bến và chuyên chở vế các kho bãi công trường.
  1. Nhiêm vu bảo quản và cấp phát
  • Xây dựng các kho bãi để cất chứa vật liệu, bảo quản nguyên vật liệu đúng quy cách, theo các chỉ dẫn kĩ thuật.
  • Định kì kiểm tra, kiểm kê để phát hiện kịp thời chất lượng nguyên vật liệu và số lượng hiện có.
  • Làm các thủ tục sổ sách nhập kho và xuất kho.
  • Cấp phát cho các đơn vị thi công, đảm bảo đúng chê độ cấp phát, đảm bảo chất lượng và số lượng và đúng thời gian theo
___ fion rin__________________________________ — -______________

4.1.2.     LẬP KẾ HOẠCH CUNG ỨNG
Khôi lượng các loại vật liệu, thiết bị để xây dựng công trình đã được thống kê trong các bảng dự toán.
Tuy nhiên không thể vận chuyển toàn bộ khối lượng đó về công trường vì lí do không đủ kho bãi để chứa, về kĩ thuật không đảm bảo chất lượng và về mặt kinh tế bị ứ đọng tiền vốn khá lâu, kém hiệu quả.
Theo kinh nghiệm trên công trường, trước khi khởi công xây dựng công trình phải đảm bảo dự trữ 30% khối lượng các loại vật liệu chính của năm kê hoạch đầu tiên, mới được phép khởi công. Tiếp theo, thời gian dự trữ được lấy theo quy phạm. Khôi lượng dự trữ được tính theo tiến độ hoặc tính toán theo định mức dự trữ cho phép.
Để đạt được mục đích đó, cần dựa vào tiến độ để tính được lượng vật liệu tiêu thụ theo thời gian, lượng vật liệu cần cung cấp và dự trữ trên công trường.
Đây là một bài tòán khá phức tạp, phụ thuộc nhiều yếu tô’: không gian, thời gian, những yếu tố ngẫu nhiên khác.
Vì vậy cần mạnh dạn áp dụng những phương pháp tiên tiến, hiện đại cho việc cung cấp, quản lí tài nguyên trên công trường. Có ba phương pháp thường dùng.
  • Phương pháp cổ điển: sổ sách giấy tờ.
  • Phương pháp tiên tiến: phiếu đục lỗ, bảng, đồ thị.
  • Phương pháp hiện đại: sử dụng máy tính điện tử (phần mềm quản lí vật tư trên công trường).
Hiện nay ồ Việt Nam nhiều công trường vẫn theo phương pháp cổ điển, chủ yếu dùng sổ sách… Vì vậy xử lí thông tin rất chậm, không đáp ứng kịp thời những vấn đề thay đổi hàng ngày. Nên cô’ gắng áp dụng phương pháp tiên tiến và hiện đại. Các phương pháp tiên tiến và hiện đại có thể cho biết trong từng ngày, từng thời điểm cần thông tin, số lượng hiện có của từng loại nguyên vật liệu. Đó là các vấn đề cần mạnh dạn nghiên cứu áp dụng.
Sau đây giới thiệu một phương pháp lập kê hoạch cung ứng vật liệu bằng đồ thị.
Vi dụ 4.1. Căn cứ vào dự toán và tiến độ thi công một ngôi nhà ỏ 5 tầng, ta xác định được khôi lượng cát vàng cần dùng của từng thá như ỏ bảng 4.1.                                                                                                             8i. Kế hoạch tiêu thụ cát vàng
1 Tháng kế hoạch123456
‘ Khối luọng cát cẩn dùng (m3)601202404515090
Định mức dự trữ vật liệu cát vàng:
[TdJ = 10ngày.
Trình tự làm:

Các tiêu chuẩn chủ yếu của đường sắt

Hình 3.9. Mặt cắt ngang đường đá dăm % phẩn đất tạo mái dốc hai bên lề đường;
2- phần đá dăm cỡ vừa cấu tạo ở hai lề đường;
3- lớp đá dăm cỡ vừa hoặc nhỏ; 4- lớp cát dầm chặt nền;
5- lớp đá dăm cỡ to; 6- lớp đá hình chóp.
Độ dốc ngang của mặt đường là 3%, của lể đường là 5%.
  • Mặt đường đá lát
Là loại mặt đường lát bằng đá đẽo dạng chóp cụt, nền đường là một lớp cát, hoặc đá dăm, sỏi cuội, nó có ưu điểm là chịu lực rất tốt, nên xây dựng ở những đoạn có nhiều xe bánh xích qua lại và ở những đoạn dốc, để chống xói lở do nước gây ra. Mặt cắt ngang của đường có dạng parabol hoặc cung tròn, có độ dốc i=3^ 4%.
Độ dốc của lẹ (Ịường i = 5 – 6%.,
Nhưng có nhược điểm là phải thi công bằng phương pháp thủ công tôn nhiều thời gian đẽo đá và xếp đá, nên giá thành cao, vì vậy ít được xây dựng.
1- phần đất tạo độ dốc ở hai bên lề đường; 2- phần đá dăm cấu tạo ở hai bên lề đường- 3- lớp đá đẽo hình chóp cụt; 4- lớp cát đấm chặt; 5- lớp đá dăm, sỏi nhỏ.
  1. Mặt đường bêtông cốt thép lắp ghép
Là loại mặt đường lát bằng các tấm bêtông cốt thép được chế tạo sẵn theo những kích thước đã được tính toán. Loại mặt đường này chỉ dùng cho những đoạn đường có nền đất yếu, hoặc sử dụng trong một thời gian ngắn trong nội bộ công trường, nó phục vụ cho các xe chuyên chở hàng và có thể cho cả cần trục tự hành bánh xích hoặc bánh lốp. Các tấm bêtông cốt thép có thể lắp ghep kín cả mặt đường, hoặc có thể chỉ lắp ghép theo hai vệt bánh xe cho
Việc lựa chọn hình dáng, kích thước của các tấm bêtông cốt thép, phụ thuộc vào kích thước và tải trọng của ô tô, xe máy, đồng thòi phụ thuộc vào phương tiện chuyên chở và lắp ghép chúng.
Có thể tham khảo một số loại tấm chế tạo sẵn trong bảng 3.14.
Các tâm bêtông cốt thép có thể đặt trực tiếp lên nền đất tự nhiên đã được đầm chặt, san phang.
Móng đường phải có cường độ đồng đều và thoát nước tốt. Có thể dùng đá dăm, cấp phối đá sỏi, cát, đất… để làm móng.
Tùy theo địa hình, địa chất, thủy văn ở công trường mà chọn các tấm bê tông cốt thép có hình dạng và cấu tạo phù hợp.
Một số tấm có cấu tạo mặt đáy xem hình 3.11.
Hình 3.11. Một số kết cấu tấm mặt đường bêtông
a) Tấm đáy phẳng;
b) Tấm đáy có gờ xung quanh;
c) Tấm có gối đỡ ở đáy;
d) Tấm đáy có mấu lồi;
e) Tấm có lỗ.
3.2.4.CÁC TIÊU CHUẨN CHỦ YẾU CỦA ĐƯỜNG SẮT
Đường sắt trên công trường thường có hai loại: đường thông dụng và đường chuyên dùng. Đường sắt thông dụng để vận chuyển vật liệu, được nối với tuyến đường sắt quốc gia bên ngoài công trường. Đường sắt chuyên dụng dùng cho các loại xe goòng, giá búa đóng cọc, cần trục tháp trong công trường.
Đường sắt thông dụng ỏ Việt Nam có hai khổ 1435mm và 1000mm. Tùy theo kích thước khổ đường sắt của mạng đường sắt quốc gia và đặc điểm của đầu máy, toa xe hoạt động trong công trường mà chọn một trong hai loại khổ ray cho thích hợp.
Các yêu cầu kĩ thuật của đường sắt xem bảng 3.15.
Đường sắt phải được đặt trên nền bằng phẳng, trường hợp đặc biệt mới bố trí độ dốc. Độ dốc tối đa không quá 2,57 .
Tà vẹt bằng gỗ hay bằng bêtông cốt thép, có loại tà vẹt ngắn, đỡ dưới từng thanh ray, khi này trên mỗi cầu ray phải có ít nhất hai thanh dài ở hai đầu để giằng khổ ray, hoặc cứ cách 9 thanh ngắn thì phải đặt một thanh dài để giằng. Khoảng cách giữa tim các tà vẹt, phụ thuộc vào áp lực trên mỗi bánh xe, lấy theo bảng 3.17.
Tùy theo địa hình công trường, tuyến đường sắt có khi đi qua nơi đất đào, hoặc đi qua nơi đất đắp. Mặt cắt ngang đường sắt có cấu tạo như hình 3.12.
Tiêu chuẩn thiết kế đường sắt chuyên dùng, phải dựa vào các thông sô kĩ thuật ghi trong hộ chiếu (passport) của các thiết bị máy móc: khổ ray, tải trọng trên mỗi bánh xe, tốc độ…
Ví dụ đường xe goòng có khổ ray 0,6m.
Đường cần cẩu tháp có khổ ray 3,8m, 4,5m…
Chiều dày lớp đá balát của các đường cần trục tháp, cần trục cổng thường là 0,3 - 0,5m, của đường sắt thông dụng là 0,15 – 0,20m Chiều rộng của lớp đá lát lớn hơn chiều dài của tà vẹt là 0,2m.
Nhìn chung việc thiết kế và thi công đường sắt thông dụng hoặc chuyên dùng đều theo các nguyên tắc sau:
  • Nền đường phải làm cong, có độ dốc về hai phía để dễ thoát nưốc á=3 3 & 4%.
  • Hai bên nền đương phải làm rãnh thoát nưóc.
  • Độ dốc của mái đất đào, hoặc đất đắp phụ thuộc vào cấp đất.
Sau khi thi công xong mặt nền đất, đổ một lốp đá balát (thường là loại đá dăm san phang, xếp các tà vẹt lên nền balát, rồi gắn đường ray lên tà vẹt, đổ thêm đá mạt cho ngập tà vẹt, rồi dùng cuốc chim chèn đá xuống đáy tà vẹt cho chặt.
Trong quá trình sử dụng thường xuyên kiểm tra đường, để sửa chữa kịp thòi những hư hỏng do sử dụng hoặc do môi trường gây ra.

Mặt đường quá độ

Sau đây là một số ví dụ về kết cấu của mặt đường công trường:
-          Mặt đường cấp thấp.
-          Mặt đường quá độ.
-          Mặt đường lắp ghép.
-        Mặt đường cấp thấp
Mặt đường cấp thấp có cấu tạo đơn giản, chủ yếu là dựa vào nền đất tự nhiên với các vật liệu rẻ tiền, sẵn có ở địa phương, giá thành rẻ, chất lượng đảm bảo yêu cầu, chỉ dùng cho những công trường nhỏ, thời gian thi công ngắn, các loại xe tải không lớn.
Mặt đường cấp thấp có hai loại: loại tự nhiên và loại gia cố
  • Mặt đường đất tự nhiên không gia cố
Mặt đường loại này được xếp theo thứ tự từ xấu đến tốt như sau:
-            Đất bột có cát, đất bột không có chất dính.
-            Đất sét trong điều kiện khô ráo.
-            Đất cát trong điều kiện ẩm.
-            Á cát hạt nhỏ.
-            Á sét hạt nhỏ.
-            Á sét hạt to.
-            Đất lẫn đá cuội, cuội sỏi, cuội ong.
Mặt cắt ngang loại đường này xem trên hình 3.6 chủ yếu là nền đất tự nhiên được đầm chặt có rãnh thoát nước.
Hình 3.6. Mặt cắt ngang đường đất tự nhiên
  • Mặt đường đất có gia cố (h.3.7)
Nền đường là đất tự nhiên, mặt trên có rải một lớp đất cấp phối như sau: đá dăm, đá cuội, đá sỏi, sỏi đả ong, cát, gạch võ, xỉ than, xỉ quặng, đá sỏi, than bùn… theo một tỷ lệ đã được tính, toán và thử nghiệm ví dụ:
Thành phần cấp phôi tỷ lệ theo thể tích:
-                Đất thịt                 6 – 14%
-                Cát                        70-75%
-                Sỏi sạn, sỏi nhỏ    16 – 24%
Tất cả được trộn bằng thủ công, rải lên mặt đường, san phang, rồi dùng xe lu nặng 2 – 6 tấn đầm chặt, tạo thành một lớp mặt đường rắn chắc chịu được lực.
Hình 3.7. Mặt cắt ngang đường đất có gia cố
b- bề rộng mặt đường;
c- bề rộng lề đường;
d- bề rộng rãnh thoát nước.
Bảng 3.9 giới thiệu tỷ lệ cấp phối tốt nhất cho vật liệu gia cố hạt nhỏ.
Bảng 3.9. Cấp phối mặt đường gia cố hạt nhỏ
Cỡ hạt (mm)Tỷ lệ thành phần hạt (%) 1
Vùng ẩm vừaVùng ẩm
Loại A,Loại A2Loại B,Loại B2
2,00 – 0,2545-6020-4547-70 I25-45
0,2510,0510-2020-40,15-3025-55 Ị
0,05 i 0,00515-3515-3515-2515-25 Ị
10,0056-128-143-83 -10 I

Ghi chú: Loại Ai và B, có tỷ lệ hạt to nhiều, nên chất lượng mặt đường ổn định hơn. Khi không có A, và B, mối phải dùng A2 và B2.
Với loại mặt đường gia cô’ bằng vật liệu hạt to và vừa, có chất lượng tối hơn hạt nhỏ, có thể đảm bảo thông xe quanh năm, sử dụng được một thời gian tương đối dài. Một số ví dụ về kết cấu mặt đường gia cố bằng vật liệu hạt to và vừa xem bảng 3.10.
Bảng 3.10. Cấp phối mặt đường gia cô bằng vật liệu hạt to và vừa
  1. Mặt đường quá độ
Loại này gồm: mặt đường cấp phối đá sỏi, mặt đường đá dăm và mặt đường đá lát.
  • Mặt đường cấp phối đá sỏi
Là loại mặt đường dùng đá dăm hoặc sỏi cuội có kích cỡ khác nhau và đất dính, được cấp phốỉ theo một tỷ lệ nhất định, đê tạo thành một hỗn hợp vật liệu có độ chặt lớn, hỗn hợp vật liệu này được rải đều, rồi được đầm chặt bằng xe lu, tạo thành một
lớp mặt đưòng rắn chắc, chịu lực tốt. Nên đường có thể là nền đất thiên nhiên hoặc nền cát đầm chặt, xem hình 3.8.
  • Mặt đường đá dăm có chất kết dính
Là loại mặt đường đá dăm, rải theo nguyên tắc đá chèn đá, đồng thời có dùng chất kết dính là đất dính, đất dính thường là loại đất sét chỉ có số dẻo <ị) = 15 – 25 không có chất hữu cơ hay tạp chất khác. Để nâng cao độ ổn định với nước có thể trộn thêm vôi vào đất, với tỷ lệ không quá 1,5% – 2,5% tính the khôi lượng đất. Nếu chỉ số dẻo của đất ộ > 25 thì có thể dùng tỷ lệ vôi 3%.
Cỡ đá dùng để rải mặt đường đá dăm xem trong báng 3.12. Cấu tạo mặt đường có thể xem trên hình 3.9.
Bảng 3.12. Cỡ đá dùng để rải mặt đường đá dăm
Tên đáKích cd (mm)ứng dụngTỷ lệ (%)
Đá dăm cỡ to60-80Móng đường1
Đá dăm vừa40-60Mặt đường50-70
Đá dăm nhỏ20-40Mặt đường50-70
Đá chèn10-20Chèn15-30
Đá mặt5-10Chèn10-15
Đất dính5Chất kết dính8-15
Mặt đường đá dăm
Là loại mặt đường chỉ dùng vật liệu đá dăm có cường độ cao, cùng loại, kích cỡ đồng đều, rải theo nguyên tắc đá chèn đá thành từng lớp, không dùng chất kết dính, được đầm chặt bằng xe lu
Cấu tạo mặt đường đá dăm có nhiều kiểu, xem hình 3.9. Nên dùng đá cấp 4 làm lớp dưới mặt đường, đá cấp 2 hoặc 3 làm lớp trên mặt đường.
Lớp đá dăm không nên rải trực tiếp lên lớp đất thoát nước kém, như đất sét hoặc á sét, vì dễ tạo nên những túi nước ỏ lòng đường, gây phá hoại mặt đường. Chiều dày tối thiểu của lớp đá dăm hmin = 8 cm khi rải trên lốp móng cứng như đá dăm cỡ lớn, đá hình chóp…, hmin = 13 -15 cm khi rải trên lớp móng cát.
Mặt đường đá dăm thuộc loại mặt đường hở, có độ dốc lớn, nên nước bề mặt dễ thấm vào, do đó cần đảm bảo thoát nước ra được dễ dàng.
Lòng đường phải làm dốc sang hai bên với độ dốc i = 3 – 4% và có những rãnh thoát nước ngang.

Các tiêu chuẩn kĩ thuật chủ yếu của đường ôtô phần 2

Bảng 3.6. Độ dốc doc của đường ôtô
1 Thứ tưI Tốc độ tính toán
I (lọh/h)
Bán kính đường cong nhỏ nhất R (m)Độ dốc doc lớn nhất (%)
1802506
2601307
340608
425259
i151510
ở những nơi giao nhau, hoặc đi song song với đường cáp điện, đường cáp thông tin, đường ông cấp nước, đường ống dẫn dầu… phải thực hiện theo các quy định hiện hành về thiết kế các mạng lưới kĩ thuật của nhà nước hoặc các ngành chủ quản.
Bảng 3.7. Khoảng cách an toàn giữa đường ôtô và đường điện trên không
Chỗ giao nhau hoặc gần nhauKhoảng cách nhỏ nhất (m) khi diện áp đường dây (kV)
<1035-110220230
1. Chiều cao từ mặt đường tới dày điện    
a) Trong điều kiện bình thường7788,5
b) Trong điều kiện dây điện của nhịp kể bén bị đứt4,54,555,5
2. Khoảng cách theo chiều ngang    
a) Từ mép lề đường đến mép cột điệnBăng chiều cao của cột điện
b) Từ mép lề đường đến bất kì bộ phận nào của cột ở những nơi bị hạn chế1,52,52,55
3. Khi đường ôtỗ song song với đường điện    
a) Khoảng cách từ dây điện ngoài cùng đến mép lề đường theo chiều ngang2468
Khoảng cách an toàn tôi thiểu từ mép đường ô tô tới nhà và công
Bảng 3.8. Khoảng cách an toàn tối thiểu từ mép đường ôtô
tới nhà và công trình
số TTNhà và công trìnhKhoảng cách (m)
1Cách mép tường ngoài của nhà1 1
 a) Khi không có đường vào nhà và khi chiều dài của nhà1,5
 dưới 20m2
 b) Khi không có đường vào nhà và khi chiều dài nhà lớn hơn 20m3
 c)   Khi có đường vào nhà và thiết kế đường cho loại xe 2 cầu
d)   Khi có đường vào nhà và thiết kế đường cho loại xe
8
 3 cẩu12
2Trục đường song song với đường sắt3,75
3Cách hàng rào1,5
4Cách mép ngoài của các kết cấu trụ đỡ hay trụ cẩu0,5
5Cách mép đường cần trục tháp (phụ thuộc vào L cần trục)6-12
Ghi chú: Khi thiết kế, về nguyên tắc cố gắng sử dụng các tiêu chuẩn kĩ thuật này để an toàn và tăng mức độ tiện lợi. Tuy nhiên trong những điều kiện hạn chế có thể giảm các tiêu chuẩn trên, nhưng phải có các biện pháp an toàn cho xe chạy.
Tiêu chuẩn kĩ thuật của nền đường phải đảm bảo duy trì được các yếu tô’ hình học của tuyến đường đúng như đã thiết kế, phải có cường độ và độ ổn định cao. Không có những biến dạng nguy hiểm, dưới tác dụng của xe cộ và các yếu tố về môi trường gây ra. Mặt đường phải đủ cường độ, trong suốt thời gian sử dụng không được rạn nứt, lún, trồi, ổ gà… phải đủ tiêu chuẩn về độ nhám, độ phang bề mặt, có chất lượng khai thác phù hợp với cường độ xe chạy, với tốc độ xe thiết kế và phải mang lại hiệu quả kinh tế. Việc lựa chọn kết cấu các lốp chịu lực, lớp phủ mặt, phải từ yêu cầu về cường độ, về tải trọng, về tốc độ xe chạy và thời gian phục vụ của tuyến đường, phải dựa vào khả năng cung cấp vật liệu ở địa phương và phải có phương án so sánh về các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật. Nói chung, đường công trường là loại công trình tạm, thòi gian phục vụ ngắn, vì vậy khi thiết kế mặt đường nên sử dụng các loại vật liệu địa phương để cấu tạo những loại mặt đường rẻ tiền và dễ sửa chữa trong quá trình sử dụng. Với những công trường lớn, thòi gian thi công kéo dài nhiều năm, có thể dùng những loại đường nhựa, đường bêtông. Khi này cần có luận chứng với các tính toán về kinh tế kĩ thuật.

Các tiêu chuẩn kĩ thuật chủ yếu của đường ôtô

3.2.4.              CÁC TIÊU CHUẨN KĨ THUẬT CHỦ YẾU CỦA ĐƯỜNG ÔTÔ
Tốc độ xe tính toán dùng để thiết kế các bình đồ, mặt cắt dọc, mặt cắt ngang và các thông số khác của đường, được xác định phụ thuộc vào điều kiện địa hình, loại đường, cấp đường trong mạng lưới giao thông công trường, trên cơ sỏ đảm bảo các yêu cầu về kĩ thuật, kinh tế, thuận lợi và an toàn xe chạy.
Xe tính toán dùng để thiết kế các thông số của tuyến đường, được chọn theo loại xe chiếm đa số trong các phương tiện vận chuyển. Đối với các loại xe có tải trọng và kích thước lớn hơn xe tính toán thì các tiêu chuẩn kĩ thuật thiết kế cần đước tính toán kiểm tra để có biện pháp xử lí phù hợp, như xe lớn cần phải hạn chế tốc độ, tổ chức xe chạy hoặc gia cố tạm thời mặt đường và các công trình khác trên tuyến.
Chiều rộng một làn xe chạy, bề rộng mặt đường, được xác định phụ thuộc vào tốc độ, cường độ và kích thước của xe tính toán. Trong trường hợp thông thường, các tiêu chuẩn kĩ thuật chủ yếu của mặt cắt ngang đường ô tô có thể lấy theo bảng 3.1.
Các thông số kĩ thuật của đường ôtô trên mặt bằng được thể hiện
Ghi chú:
a)  Bảng 3.2 tính với xe có bể rộng không quá 2,7m, đối với các loại xe mối có bề rộng tới 3,4m thì bề rộng một làn xe tăng lên là 4m từ đó tính được các thông số khác.
b) Khi sử dụng các tuyến đường có sẵn ở địa phương hoặc đường sẽ xây dựng cho công trình, nếu các thông số bằng hoặc lớn hơn các thông số ở bảng 3.2 thì cứ thế sử dụng, nếu nhỏ hơn thì cần thiết kế bổ sung cho phù hợp.
c)  Bề rộng đường cho những xe chuyên dùng để chở các cấu kiện dài cồng kềnh như: dàn thép, cọc bêtông, có thể tính theo công thức thực nghiệm sau:
trong đó:
lh I chiều dài cấu kiện cạn chuyên chỏ;
1: – chiều dài phần cấu kiện nhô ra phía sau của bánh xe rơmoóc;  - chiều rộng của đầu xe kéo; b2 – chiều rộng phần xe rơmoóc;
12   khoảng cách từ tâm đầu máỵ kéo đến tận tâm rơmoóc,
phần cấu kiện có thể nhô ra khỏi đầu máy kéo tính từ khớp quay trên xe của đầu máy kéo.
11 chiều dài của đầu xe kéo (khoảng cách giữa hai trục bánh xe trước và sau).
Các kí hiệu được minh họa trên hình 3.5.
Trên những đoạn đường một làn xe, thuộc tuyên đường ngoài công trường, phải bô” trí các đoạn tránh xe. Khoảng cách các đoạn tránh xe lấy bằng tầm nhìn hai chiều của xe ô tô, bê rộng khoảng tránh xe lấy bằng bề rộng đường hai làn xe, chiểu dài đoạn tránh xe không được ngắn hơn 30 m.
Hình 3.5. Sơ đồ xác định bể rộng đuờng cho xe chuyên dùng
Trên những đoạn đường một làn xe thuộc mạng lưới đường trong công trường, thì cứ cách 100m phải làm chỗ tránh xe rộng ít nhất là 6m và dài ít nhất là 18m.
Ở những đoạn thẳng và trên những đoạn cong có bán kính R > 400m, mặt cắt ngang đường ôtô được thiết kế dốc hai mái, có độ dốc ngang lấy theo bảng 3.3.
Bảng 3.3. Độ dốc mặt cắt ngang đường ô tô
Thứ
tự
Loại mặt đuờngĐộ dốc ngang (%)
1Bêtông nhựa và bêtông xỉmăng1,5-2,0
2Đá dăm, cấp phối sử dụng nhựa đường2,0 – 2,5
3Đá dăm, đá sỏi, cấp phối2,5 – 3,0
4Đất cấp phối, đất thiên nhiên3,0 -4,0
ở những đoạn cong có bán kính R < 400m, mặt cắt ngang được thiết kế dốc một mái về phía bán kính cong, để đảm bảo an toàn cho xe chạy. Độ dốc một mái phụ thuộc bán kính cong, lấy theo bảng 3.4.
Bảng 3.4. Độ dốc một máy mặt cắt ngang đường ôtô
Bán kính cong R (m)150200300400
Độ dốc (%)65ệậ3
Trên những đường cong có bán kính nhỏ R = (15 4- 70m) (bán kính nhỏ nhất của đường trong công trường Rmin = 15m) cần phải mỏ rộng thêm mặt đường về phía bán kính cong. Phần mặt đường mỏ thêm bố trí trong phạm vi lề đường nhưng phải đảm bảo phần lề còn lại không được nhỏ hơn 1m. Phần mở thêm để an toàn xe chạy lấy theo bảng 3.5.
Ghi chú; Nếu đường trong nội bộ công trường do hạn chế về mặt bằng, không đủ diện tích đất để mở rộng, thì có thể lấy bề rộng mỏ thêm bằng một nửa tiêu chuẩn ghi trong bảng 3.5 và phải hạn chế tốc độ xe chạy trong công trường 15 km/h.
Độ dốc dọc lốn nhất của đường được xác định phụ thuộc vào tốc độ xe thiết kế của đoạn đường và phụ thuộc vào bán kính cong của đường, có thể lấy theo bảng 3.6.
Bán kính tối thiểu của đường cong tại các nút giao thông cùng đường đồng mức Rmin = lõm. Nếu đường đó có xe kéo rơmoóc thì Rmin = 30m.
Chỗ giao nhau giữa đường ô tô và đường sắt phải có tầm quan sát rộng từ mọi phía, góc giao cắt nhau không nhỏ hơn 60°, tốt nhất là vuông góc và phải có biển báo hạn chê tốc độ (15 – 30) km/h. Trong trường hợp cần thiết phải có trạm gác và barie chắn tàu.

Thiết kế cấu tạo đường

  • Thiết kê quy hoạch mạng lưới đường trong công trường.
  • Thiết kế cấu tạo đường.
  1. Thiết kế quy hoạch mang lưới đường
Mạng lưới đường trong công trường gồm các cổng ra vào và các tuyến đường, bãi quay đầu xe (nếu cần), bãi đỗ xe.
  • Cổng ra vào: tùy theo địa hình của công trường mà thiết kê từ một cổng đến nhiều cổng ra vào, nếu có điều kiện thì nên thiết kế ít nhất hai cổng: một dành cho người, xe con, xe chở khách; một dành riêng cho ôtô, xe máy chuyên chở nguyên vật liệu và nếu có điều kiện thì thiết kế riêng một cống ra cho xe ôtô. Ở những công trường lớn có thể có nhiều cổng vào và nhiều cổng ra, để đảm bảo luồng xe vào ra theo một chiều sẽ nhanh chóng và thuận lợi.
  • Tuyến đường: các tuyến đường sẽ tạo thành mạng lưới đường, thường được quy hoạch theo ba sơ đồ: sơ đồ vòng kín, sơ đồ nhánh cụt có bãi quay đầu xe và sơ đồ phối hợp.
  • Sơ đồ vòng kín được thiết kế cho những công trường có mặt bằng rộng, thoại mái, lưu lượng vận chuyển lớn. Sơ đồ này có ưu điểm là giao thông tốt, xe có thể vào một cổng ra một cổng, có thể chạy một chiều không cần quay đầu xe, nhưng có nhược điểm là chiếm nhiều diện tích và giá thành xây dựng cao.
    Sơ đồ nhánh cụt thì ngược lại vối sơ đồ vòng kín, mạng lưới đường ngắn nhất, giá thành xây dựng thấp nhất nhưng giao thông kém nhất, các nhánh cụt đều phải có bãi quay đầu xe, hoặc xe phải chạy lùi. Sơ đồ này thiết kế cho những công trường nhỏ, ở trong thành phố, bị giới hạn bởi mặt bằng.
    Sơ đồ phối hợp thường là hợp lí hơn cả, nó kết hợp được ưu điểm của hai sơ đồ trên, ở khu vực chính trọng tâm của công trường, cần chuyên chở nhiều, được thiết kế theo sơ đồ vòng kín, những khu vực khác, lưu lượng vận chuyển ít, được thiết kê theo sơ đồ nhánh cụt.
    Tùy theo loại phương tiện vận chuyển (xe ôtô, cần trục tự hành bánh xích hay bánh lốp) tùy theo lưu lượng xe, và lưu lượng hàng vận chuyển mà quyết định số làn xe, để từ đó tính ra bề rộng đường. Thông thường nếu có điều kiện thì nên thiết kế cho
    hai làn xe, để có thể bố trí đường hai chiêu cho thuận lợi ộ những công trường xây dựng công nghiệp: nhà máy ximăng… ộ những tuyến đường chính có thể thiết kế tối bốn làn xe.
    Nếu công trường xây dựng trong thành phô bị giới hạn bởi mặt bằng chật hẹp, có thể thiết kế đường cho một làn xe. Cần quy hoạch đường một chiều cho sơ đồ vòng kín, hoặc có người điều hành để xe quay đầu chạy ngược chiều nếu là sơ đồ nhánh cụt.
    Việc vạch tuyến cho mạng lưới đường là rất quan trọng, nó quyết định tới lũ thuật vận chuyển, giá thành xây dựng tạm an toàn lao động. Vì vậy cần có nhiều phương án đế so sánh lựa chọn. Cần dựa vào mạng lưới đường có sẵn hoặc sẽ xây dựng vĩnh cửu cho công trình sau này để vạch tuyến cho kinh tế. Với những công trường đã có những điều kiện như: mặt bằng các công trình sẽ xây dựng, vị trí cần trục tháp, mặt bằng đường ray cần trục, vị trí các thăng tải, các máy trộn vữa, các bãi vật liệu… thì khi vạch tuyến phải dựa vào các điểm cố định đó, để quyết định tuyến và bề rộng đường cho phù hợp, đáp ứng được yêu cầu vận chuyển của các loại xe.
    Việc quy hoạch tuyến đường và mạng lưới đường còn phải chú ý tói trường hợp khi có cháy, xe chữa cháy có thể vào được để chữa cháy và khả năng thoát người và xe máy khi trên công trường có sự cố.
    • Bãi quay đầu xe: khi mạng lưới đường được quy hoạch theo sơ đồ nhánh cụt, cần phải thiết kế các bãi quay đầu xe với diện tích s > 12 X 12m.
    • Bãi đỗ xe: với những công trường lớn, cần bô’ trí bãi đỗ xe. Vị trí bãi đỗ xe thường bô’ trí ở gần cổng ra của công trường, ỏ xa khu vực đang thi công, để không làm ảnh hưởng tới quá trình xây dựng và an toàn. Khoảng cách bãi đỗ xe cũng cần cách các công trình tạm có khả năng dễ cháy như: xưởng gỗ, xưởng cơ khí sửa chữa, trạm động lực, một khoảng cách an toàn theo quy phạm phòng cháy. Ở những công trường bị hạn hẹp về mặt bằng, có thể bố trí bãi đỗ xe ở ngoài hàng rào công trường, nơi thuận lợi và gần nhất đối vói công trường.
    1. Thiết kế cấu tạo đường
    Hay còn gọi là thiết kế kết cấu đường, bao gồm việc lựa chọn kích thước bề rộng đường, mặt cắt ngang đường thể hiện rõ phần móng, phần mặt đường.
    Mỗi loại đường có một kết cấu riêng. Ở đây giới thiệu chủ yếu là loại đường bộ dành cho ô tô, có chú ý đến các loại xe máy khác như cần trục tự hành.
    Để có kết cấu đường hợp lí cần phải có các thông số sau:
    • Số lượng và loại xe vận chuyển.
    • Cấu tạo địa chất của nền đường.
    • Các tài liệu về thủy văn: lưu lượng mưa, mực nước cao nhất trong mùa mưa lũ…
    • Tình hình khai thác vật liệu địa phương: đá, đất, sỏi sạn, đất đồi phong hóa…
    Tùy theo các điều kiện cụ thể của công trường, để thiết kế được kết cấu đường hợp lí, đảm bảo các yêu cầu theo quy phạm và kinh tế.

Cấu tạo mạng lưới cấp nước

Đối với mạng lưới cấp nước cụt, hay còn gọi là mạng lưới hở, bài toán đặt ra là:
  • Biết áp lực tự do cần thiết ở điểm cuối của mạng.
  • Biết lưu lượng nước lấy ra ở các nút.
Yêu cầu xác định đường kính ống của từng đoạn mạch áp lực cần thiết ở điểm đầu, để từ đó tính được áp lực công tác của máy bơm hay chọn độ cao đài nước.
Đề minh họa ta làm một ví dụ sau:
Tính toán mạng lưới cấp nước cụt, với các số liệu cho trên hình 62.
Biết rằng mặt bằng công trường xây dựng là phẳng có độ cao đường đồng mức là 110.1
Bước 1: Bằng phương trình qnli, = 0 xác định lưu lượng nước tính toán Qij cho từng đoạn ống.
Lưu lượng nước trong mỗi đoạn mạch ông chính, được tính bằng cách cộng các lưu lượng của những đoạn mạch phía sau (so với chiều dòng nước) và lưu lượng các điểm tiêu thụ trên chính đoạn mạch đó.
Bước 2: Dựa vào lưu lượng Qi; vừa tính được, tra bảng thủy lực của F. A.Sêvêlép để tìm Dy, V và 1000l tương ứng.
Bước 3: Xác định tổn thất áp lực cho từng đoạn đường Ống bằng công thức h = il (m), cho toàn bộ mạng lưới đường ống (m).
Bước 4: Xác định áp lực tự do ở điểm đầu N là nguồn cung cấp nước cho mạng lưới, để tính toán chọn máy bơm hoặc chọn chiều cao đài nước.
Kết quả tính toán trình bày trong bảng 6.4.
Giả sử cần chọn độ cao tháp nước, ta sẽ tính theo cong thức:
Hth = Znlì- zth + Hmax + htd + Ih,                                 (6.9)
trong đó:
= zth = 110 vì ở đây vì giả thiết mặt bằng công trường là phẳng nên cao trình nhà và cao trình chân tháp bằng cốt tự nhiên.
-     áp lực tự do cần thiết của điểm lây nước bất lợi nhất của mạng cấp nước, htd = 2m.
HmaJt – chiều cao lốn nhất của điểm cần lấy nước.
Giả sử cần phải đưa nước lên tầng 3 của ngôi nhà đang xây dựng, là điểm cao nhất trong công trường cần nước.
Ta có Hm„ = 12m;
£h – tổng tổn thất áp lực trên toàn mạng, ở ví dụ này 2h = 13,54m.
Khi này thay các sô’ liệu vào, ta tính được chiều cao của tháp nước:
Hth = 110 – 110 + 12 + 2 + 13,5 = 29,54m,
lấy tròn Hth = 30m.
Với chiều cao này, tháp nước đảm bảo cung cấp nước liên tục, tới tất cả các điểm cần nước trên công trường.
Ở những công trường nhỏ hoặc công trường trong thành phố’, để hợp lí thường không dùng tháp nước, mà thay vào đó là các máy bơm.
Khi này nguồn cấp nước từ các đường ông có sẵn sẽ tự chảy vào bể dự trữ, và từ đây nước được bơm vào mạng lưới cấp nước công trường.
  1. Tính toán mang lưới vòng
Tính toán mạng lưới cấp nước theo sơ đồ mạng lưới vòng thường khó khăn và phải tính nhiều lần, theo phương pháp đúng dẩn, vì trong mạng lưới vòng nước có thể chảy theo nhiều hướng khác nhau, do đó có thể có nhiều phương án phân phối nước trên toàn mạng lưới, có nghĩa là lưu lượng nước trong từng đoạn ống có thể thay đổi và do đó đường kính ống cũng thay đổi theo.
Muốn giải bài toán này trước hết phải xác định hướng nước chảy trên các đoạn ống.
Thông thường sau khi phân bố lưu lượng sơ bộ lần đầu cho từng đoạn ống vói điều kiện Zqnút = 0 thì điều kiện cân bằng về áp lực chưa đảm bảo, nghĩa là có một sai số tổn thất áp lực Ih nào đó. Để đảm bảo điều kiện cân bằng áp lực Zh = 0 ta phải tiến hành điều chỉnh lưu lượng trên mỗi nhánh của vòng, trên nhánh tải nhẹ được tăng thêm lưu lượng Q, trên nhánh tải nặng sẽ được giảm lưu lượng Q để vẫn đảm bảo điều kiện cân bằng nút £qnút = 0. Lưu lượng nước điều chỉnh có thể xác định theo công thức sau:
Dấu của Sij trong mạng vòng tính toán lấy theo quy ước: thuận chiều kim đồng hồ lấy dấu dương (+) và ngược chiều kim đồng hồ lấy dấu âm (-).
Trên thực tế tính toán, để đạt được £h = 0 là rất khó, nên khi £h < ± 0,5ml có thể xem như đạt yêu cầu vói một sai số cho phép.
  1. 3.3. CẤU TẠO MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC
Mạng lưới cấp nước được cấu tạo từ các đường ông cấp nước, các thiết bị và các công trình trên mạng lưới.
  1. Ống nước và các bộ phận nối ống
Mạng cấp nước tạm thường sử dụng các loại ông gang, ông thép, Ống bêtông cốt thép và ống nhựa. Ở các trục câp nước chính có thể dùng các loại ống gang, ống nhựa có đường kính lớn D = 300; 400; 500…
Còn các đường ống nhánh, thường dùng loại ông thép hoặc ông nhựa để dễ thi công, mối nối đơn giản. Các đường kính định hình như sau:
D115; 20; 25; 32; 40; 50; 70; 80; 100; 125…, mm.
Đường ống nước tạm ở công trường thường đi nổi trên mặt đất, đặt dọc các mép đường giao thông, chạy phía trước các công trình và nhà tạm thời, rồi từ mạng lưới chính này, có các Ống nhánh đưa nước đến các điểm tiêu thụ. Các đoạn ống đi qua đường giao thông sẽ được đi chìm dưới đất ở độ sâu 30 5 50cm.
Ở những địa điểm có khả năng cháy, phải có đường ống cấp nước chạy ở phía trước và bố trí ít nhất hai họng nước chữa cháy.
Để giải quyết các chỗ thay đổi hướng nước chảy, đặt nhánh lấy nước, lắp đặt van khóa, thay đổi đường kính ống… người ta dùng các bộ phận nối ống hay còn gọi là các phụ tùng cấp nước như: cút, tê, thập, ống ngắn, ống lồng, côn… được chế tạo sẵn và liên kết với các đoạn ống bằng ren đối với ống thép, hoặc bằng keo dán đối vối ống nhựa.

Nội dung tổng quát thiết kế

  • An toàn về điện, về chống sét cho cần trục tháp.
  • Thiết kế các đồn báo hiệu cho cần trục, đèn chiếu sáng, đèn pha bảo vệ công trường…
a)    Thiết kế biện pháp phòng chống cháy nổ và chữa cháy cho công trường.
  • Trong mạng lưới cấp nước phải tính lưu lượng nước dùng cho chữa cháy và có bể nước dự dữ.
  • Có vòi chữa cháy cho những công trình tạm dễ cháy như xưởng gỗ, xưởng sửa chữa xe máy…
  • Có các thiết bị chữa cháy: thang, câu liêm, xô, bình xịt… ở những nơi quy định.
b)   Nếu cần thiết phải thiết kế các chòi quan sát ỏ những vị trí thích hợp để có thể theo dõi toàn công trường, quản lí và phát hiện kịp thời các hiện tượng tiêu cực, hỏa hoạn hay tai nạn lao động để có biện pháp xử lí. ở,các công trường lớn hiện đại có thể thiết kế một trung tâm bảo vệ với các phương tiện hiện đại.
  • Gắn các camera truyền hình ở các nơi cần thiết, để toàn bộ hoạt động của công trường sẽ được theo dõi trên các màn hình ở trung tâm.
  • Có hệ thống truyền thanh toàn công trường để có thể nhắc nhở, tuyên truyền hoặc ra các chỉ thị về an toàn lao động hoặc báo động có sự cố.
  • Có máy bộ đàm hoặc điện thoại liên lạc toàn công trường với trung tâm.
g)    Cần có quy định về vệ sinh xây dựng hàng ngày vào cuối giờ làm việc và quy định cụ thể:
  • Bãi thu gom phế thải, rác thải.
  • Kế hoạch chuyên chỏ và đổ rác đến nơi quy định.
  • Quét dọn mặt bằng công tác và mặt bằng công trường.
h)   Cần thiết kế một trạm y tế cấp cứu gắn vói khu làm việc, ở vị trí thuận lợi nhất, thường là gần cổng ra vào.
i)      Cần có quy định và biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường:
  • Biện pháp thoát chất thải nước, không làm ảnh hưởng tới môi trường xung quanh.
  • Biện pháp thu gom và xử lí chất thải rắn theo đúng quy định cửa địa phương.
  • Chống bụi và tiếng ổn trên công trường, để không làm ảnh hưởng tói khu vực xung quanh.
  • Đảm bảo vệ sinh đường phố cho cốc loại xe, ô tô chuyên trở vật liệu, các loại xe máy ra vào công trường. Nếu công trường xây dựng trong thành phố, mà mặt bằng cho phép cần bố trí một trạm rửa xe. Tốt cả các loại xe máy nếu bẩn, trước khi ra khỏi công trường đều phải cọ rửa để không làm bẩn đường phố và mỉ quan trong giao thông, cốc xe chở vật liệu đều phải có che chắn bằng vài bạt, ni lông… để không rơi vải ra đường phố.
  • Có biện pháp che chắn bụi khói, tiếng ổn và mỉ quan công trường bằng các tấm vải ni lông, lưới, tấm tôn…
k) Hệ thống bảo vệ – an toàn lao động và vệ sinh môi trường được thiết kế và thi công theo đúng các hướng dẫn, các quy định, quy phạm và cốc tiêu chuẩn hoặc các quy định riêng ở  địa phương hoặc của các cơ quan có thẩm quyền.
l) Cần học hỏi kinh nghiệm của các nước tiên tiến, mạnh dạn áp dụng các thành tựu mối của khoa học – ki thuật, nhầm xây dựng một công trường xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam.
Một môi trường lao động an toàn, vệ sinh, là cơ sở để đàm bảo sức khỏe và phòng chống dịch bệnh cho cộng đồng, đồng thời là một nhân tố quan trọng đảm bảo cho việc xây dựng công trình đúng thòi hạn và có chất lượng.
1.6. TRÌNH TỰ THIỂT KẾ TỔNG MẶT BẰNG XÂY DỰNG
Tổng mặt bằng xây dựng được thiết kế cho hai đối tượng chủ yếu sau:
  • Tổng mặt bằng công trường xây dựng.
  • Tong mặt bằng công trình xây dựng.

Thiết kế cung cấp nước cho công trường

Mạng lưới cung cấp nước cho sinh hoạt lấy ở nguồn có chất lượng cao như nước của các nhà máy nước, nước ngầm lấy từ giếng khoan. Mạng lưới nước cung cấp cho sản xuất và chữa cháy lấy từ các nguồn nước mặt như sông, hồ… Nếu chọn nguồn nước thiên ị nhiên, cần phải kiểm tra phân tích nước trong phòng thí nghiệm. Công việc này phải hợp đồng vói các cơ quan có tư cách pháp nhân để xét nghiệm. Nếu chất lượng nước không đảm bảo các yêu cầu theo tiêu chuẩn kĩ thuật và các yêu cầu vệ sinh… thì phải thiết kế các phương pháp và dây chuyền công nghệ xử lí nước.
6.1.       THIẾT KẾ CUNG CẤP NƯỚC CHO CÔNG TRƯỜNG
Thiết kế hệ thống cung cấp nước cho công trường bao gồm các nội dung sau:
  • Chuẩn bị số liệu, thống kê các điểm tiêu thụ nước, lập sơ đồ mạng lưới cấp nước.
  • Tính toán mạng lưới cấp nước.
  • Cấu tạo mạng lưới cấp nước.
  • Thiết kế các công trình trên hệ thống cấp nước.
Các nội dung trên đã được giới thiệu trong các tài liệu “Cấp thoát nước”. Ở đây chỉ nhắc lại một số điểm chính, và những đặc điểm riêng của hệ thông cấp nước cho công trường xây dựng.
6.3.1.   THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC
Mạng lưới cấp nước là một trong những bộ phận quan trọng của hệ thống cấp nước làm nhiệm vụ vận chuyển và phân phối nước đến các điểm tiêu dùng. Giá thành xây dựng mạng lưới thường chiếm khoảng 50 – 70% giá thành xây dựng toàn bộ hệ thông cấp nước. Mạng lưới cấp nước bao gồm: các đường ống chính, chủ yếu làm nhiệm vụ vận chuyển nước đi xa, các đường ống nhánh, làm nhiệm vụ phân phối nước đến các điểm dùng nước…
Tùy theo quy mô và tính chất của đôi tượng dùng nước, mà mạng lưới cấp nước, có thể được thiết kế theo các sơ đồ mạng lưới cụt, mạng lưới vòng hay mạng lưới hỗn hợp (hình 6.1).
Sơ đồ mạng lưới cụt, gồm có những đường ống chính và những nhánh phụ, sơ đồ này có tổng chiều dài đường ống nhỏ, nhưng không đảm bảo an toàn cấp nước. Khi một đoạn ống nào đó ở đầu mạng lưới bị sự cô”, hư hỏng, thì toàn bộ khu vực phía sau sẽ không có nước. Ngược lại trong mạng lưới vòng, khi một đường ông chính nào đó bị hỏng, thì nước có thể chảy theo một đường ống chính khác, cung cấp nước cho các điểm phía sau. Đây là mạng lưới cung cấp nước tốt nhất, nhưng lại có tổng chiểu dài đường ống lớn nhất, giá thành xây dựng đắt nhất, việc tính toán mạng lưới cũng phức tạp nhất. Vì vậy ở những công trường không có yêu cầu đặc biệt về cung cấp nước, thì nên thiết kế theo mạng lưới cụt, nước dùng cho sinh hoạt ở khu nhà ở và nước chữa cháy nên thiết kế theo mạng lưới vòng. Mạng lưới cấp nước hợp lí cho công trường, nên thiết kế theo sơ đồ mạng lưới phối hợp.
Khi vạch tuyến mạng lưới cấp nước cần dựa trên các nguyên tắc sau:
  • Tổng số chiều dài đường ống là ngắn nhất.
  • Đường ống phải bao trùm các đối tượng dùng nước.
  • Chú ý đến khả năng phải thay đổi một vài nhánh đường ống cho phù hợp với các giai đoạn thi công.
  • Hướng vận chuyển chính của nước đi về cuối mạng lưới và về các điểm dùng nước lớn nhất.
  • Hạn chế việc bố trí đường ống qua các đường ô tô các nút giao thông… Sơ đồ mạng lưới cấp nước cần ghi rõ chiều dài từng đoạn đường ống, các điểm tiêu thụ nước và lưu lượng nước tại mỗi điểm.
6.3.1.    TÍNH TOÁN MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC
Thực chất của việc tính toán mạng lưới cấp nước, là xác định được lưu lượng nước chảy trên đường ống, trên cơ sở đó mà tính hoặc chọn đường ống cấp nước, cũng như xác định tổn thất áp lực trên đường ống, để xác định chiều cao của tháp nước hoặc tính toán, chọn máy bơm.
Khi tính toán mạng lưới cấp nước, thường phải tính cho hai trường hợp cơ bản sau đây:
  • Trường hợp dùng nước lớn nhất.
  • Trường hợp dùng nước lớn nhất khi có cháy xảy ra.
Trên công trường xây dựng, thường chỉ tính cho trường hợp dùng nước lớn nhất, nếu lưu lượng này lớn hơn lưu lượng nước chữa cháy, với yêu cầu khi có cháy, tất cả nước sản xuất và sinh hoạt sẽ dừng lại phục vụ cho việc chữa cháy. Nếu lưu lượng nước dùng cho sản xuất và sinh hoạt nhỏ hơn nước chữa cháy, để kinh tế chỉ cần tính 70% lượng dùng nước lớn nhất, cộng vói nước chữa cháy theo tính toán.
  1. Xác định lưu lượng nước tính toán cho từng đoạn mạch Cơ sở để xác định lưu lượng nước tính toán cho từng đoạn mạch hay cho từng đoạn đường ống cấp nước là sơ đồ nguồn cung cấp nước và các điểm lấy nước ra từ mạng lưới, sử dụng phương trình:
Từ công thức trên, ta thấy đường kính ông D không những phụ thuộc vào lưu lượng nước Q mà còn phụ thuộc vào tốc độ nước chảy V. Vì Q là một đại lượng không đổi, nên nếu V nhỏ thì đường kính ống sẽ lớn, giá thành mạng lưới sẽ tăng. Ngược lại nếu V lớn thì ống sẽ nhỏ, giá thành mạng lưới sẽ giảm, nhưng chi phí quản lí, vận hành lại tăng, vì V lớn sẽ làm tăng tổn thất áp lực trên các đoạn ống, kết quả là độ cao bơm nước và chi phí cho việc bơm nước sẽ tăng. Vì vậy để hợp lí khi chọn đường kính ống nước ta phải dựa vào tốc độ kinh tế, tức là tốc độ có tổng giá thành xây dựng và chi phí vận hành sử dụng là nhỏ nhất. Tốc độ kinh tế cho các đường ống cấp nước có thể lấy theo bảng 6.3.