Home » »

Vệ sinh xây dựng ngoài công trường

  1. Vệ sinh xây dựng ngoài công trường
Các xe máy, phương tiện chở nguyên vật liệu vào ra công trường phải có biện pháp để không làm bẩn đường phố hoặc khu vực ngoài công trường, như các xe chở cát, đá, sỏi, phải được phủ kín bằng vải bạt, các xe chở đất thừa rác thải ra khỏi công trường phải chở bằng xe ben hoặc các thùng chứa được che chắn kín bằng vải bạt.
Ở những công trường xây dựng trong thành phô’ nếu có điều kiện, cần bố trí một bãi rửa xe gần cổng ra vào, để tất cả các loại ôtô, xe máy trước khi rời khỏi công trường đều được cọ rửa sạch sẽ đảm bảo không gây bẩn và ô nhiễm cho đường phố ngoài công trường.
ở những đoạn đường gần khu vực công trường, có thể phun nước vào những ngày khô nắng, hoặc định kì làm vệ sinh đường nếu do quá trình sản xuất của công trường gây ra bẩn.
Có các biện pháp chống bụi, chống tiếng ồn, rung động do các máy móc của công trường gây ra cho khu vực xung quanh công trường.
Để vệ sinh xây dựng trỗ thành một công việc bắt buộc, một chỉ tiêu để đánh giá công nghệ và tổ chức sản xuất của nhà thầu xây dựng, cần phải thực hiện các biện pháp về tổ chức như sáu:
-  Đưa “Vệ sinh xây dựng” thành một chỉ tiêu để đánh giá và chấm điểm trong đấu thầu xây dựng. Điều này làm chớ các nhà
- thầu xây dựng phải có các giải pháp cụ thể để đảm bảo vệ sinh xây dựng trên công trường.
-  Ở công trường phải đưa vệ sinh xây dựng vào nội quy lao động ở công trường, ví dụ:
- Sau mỗi ngày làm việc, mọi người lao động phải tự vệ sinh vị trí làm việc, công cụ, máy móc thiết bị do mình sử dụng.
- Cuối mỗi tuần lao động, tổng vệ sinh xây dựng toàn công trường.
- Gắn trách nhiệm cho người lao động qua việc “Khoán sản phẩm” với các nội dung yêu cầu về khối lượng, chất lượng, j thời hạn, an toàn lao động và vệ sinh xây dựng.
- Động viên qua tiền lương tiền thưởng để khuyến khích người lao động.
-  Thường xuyên giáo dục tuyên truyền mọi người lao động trên công trường có ý thức đảm bảo vệ sinh xây dựng cho công trường, có nghĩa là đảm bảo vệ sinh môi trường cho cộng đồng cho đất nước.
Vệ sinh xây dựng là một việc làm cần thiết nó không chỉ góp phần bảo vệ đời sông vật chất mà còn có tác dụng giáo dục tinh thần cho mọi người lạo động, xây dựng nên những tính cách lao động mới trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
CÁC KÍ HIỆU TRÊN BAN VỀ TổNG MẶT BẰNG XÂY DựNG
Các kí hiệu quy ước này được tạm dùng trong khi chờ đợi một bộ kí hiệu theo tiêu chuẩn nhà nước. Tài liệu này có tham khảo tiêu chuẩn thiết kế TCVN-2240-77.
QUY ĐỊNH CHUNG
  1. Các kí hiệu về diện tích các công trinh xây dựng, công trình tạm, đường ôtô, đường cần trục, cần trục tháp, kho, bãi, nhà tạm, phải vẽ theo đúng tỉ lệ của bản vẽ.
  2. Các kí hiệu còn lại thì tùy theo tỉ lệ của bản vẽ mà chọn kích thước cho phù hợp.
  3. Nếu trên bản vẽ sử dụng những kí hiệu chưa được quy định trong tài liệu này thì phải có chú- thích.
  4. Khi thể hiện các tổng mặt bằng xây dựng hệ thống cấp thoát nước và hệ thống cấp điện phải theo các điều quy định trong các tiêu chuẩn thiệt kế điện, nước.

Vệ sinh xây dựng trong công trường

Ví dụ:
-     Khi có ánh sáng phản chiếu và góc y > 30° đèn có công suất Pđ > 200 W; chiều cao hmin = 3m.
-     Khi không có ánh sáng phản chiếu và Pđ < 200 W; chiều cao hmin = 4m còn đối với đèn theo phương ngang thường lấy bằng (1,5 ± 2,5)hmin.
Chiếu sáng tốt cho các phòng làm việc và các xưởng sản xuất, không chỉ phụ thuộc vào sự tính toán và chọn từng loại đèn đúng công suất, cũng như sự bô” trí chúng, mà còn phụ thuộc vào màu sắc trong phòng và các thiết bị: trần phòng làm việc nên quét mầu trắng, tường mầu vàng, các thiết bị bàn ghế nên có mầu sáng, tránh bóng loáng.
Muốn đảm bảo chất lượng chiếu sáng tốt, phải thường xuyên làm vệ sinh trong nhà, lau chùi bụi bẩn, định kì quét lại vôi, thay bóng đèn cũ.
Đèn pha chiếu sáng
Ở công trường xây dựng, khi thi công về ban đêm để chiếu sáng các khu vực xây dựng một diện tích lớn, không thể bố trí các đèn chiếu thường được thì phải dùng đèn pha chiếu sáng. Các loại đèn pha thường dùng hiện có loại: loại để chiếu mặt rộng và loại để chiếu mặt đứng.
-     Loại đèn pha chiếu sáng mặt rộng: là loại đèn có bộ phản chiếu bằng kính tráng bạc hình parabol, nên có chùm sáng tỏa ra tương đối rộng, loại này được sử dụng để chiếu sáng các diện tích xây dựng như móng nhà, mặt sàn các tầng và khu kho bãi.
-     Loại đèn pha chiếu sáng mặt đứng thường có dạng hình trụ có thể chiếu xa, thường là đèn bảo vệ công trình hoặc cần trục tháp.
Khi cần phải tạo ra độ chiếu sáng với quang thông phân bố đều trên một điện tích rộng, đèn pha phải đặt trên các trục đèn. Trên mỗi trục đèn có thể đặt một hoặc một chùm đèn tùy theo công suất cần chiếu sáng. Có thể lợi dụng những công trình cao có sẵn để đặt đèn như dàn giáo, thân cần trục tháp, tháp nước… Theo kinh nghiệm ở công trường, thường ghép các cụm đèn pha đê chiếu sáng các diện tích s > 10.000 m2. Khoảng cách các trụ đèn cho phép là 100 – 500m. Khi chiếu sáng diện tích không lớn s < 5000 m2 chiều rộng diện tích cần chiếu sáng dưới 100m và có tiêu chuẩn chiếu sáng không cao, có thể sử dụng đèn dây tóc công suất 300 – 500 w đặt trên trụ cao h = 15m. Nếu chiều rộng của diện tích cần chiếu sáng 100 – 150m thì trụ đèn h = 20m còn chiều rộng lớn từ 150 – 250m thì trụ đèn cao tới h = 30m.
Ở công trường khi cần chiếu sáng mặt đứng, đèn pha hoặc một cụm nhiều đèn pha có thể để ở dưới mặt đất, ở các vị trí thích hợp, thường là ở các góc công trường để chiếu sáng. Phương pháp này thường là để bảo vệ những công trình quan trọng, hoặc khi thi công những công trình đặc biệt.
Khi thi công những hố móng sâu, nhiều thép hoặc các công trình ngầm khác, các đèn chiếu sáng phải dùng các loại đèn đặc biệt đê an toàn. Ví dụ các đèn đều ở mạng có điện thế 12V; ở những nơi có chất dễ cháy nổ, phải đùng đèn chạy bằng ắc quy, đèn pin.
Chiếu sáng trong xây dựng nói chung và chiếu sáng trên công tường xây dựng nói riêng rất quan trọng, chiếu sáng tốt sẽ tạo ra một môi trường làm việc tốt và an toàn cho người lao động.
Trong thiết kế tổng mặt bằng xây dựng, nó cũng là một chỉ tiêu để đánh giá trình độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thi công xây dựng.
8.2.  VỆ SINH XÂY DỰNG
Vệ sinh xây dựng là một khái niệm mới bao gồm tất cả các công việc vệ sinh trên công trường xây dựng, nhằm tạo ra một môi trường làm việc tốt, đảm bảo sức khỏe và an toàn lao động cho người lao động, góp phần tăng năng suất lao động rút ngắn thời hạn xây dựng.
Vì vậy vệ sinh xây dựng là một nhiệm vụ bắt buộc để đảm bảo vệ sính môi trường, đồng thời nó là một chỉ tiêu để đánh giá trình độ tổ chức và sản xuất của công trường trong thòi đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để đảm bảo vệ sinh xây dựng được tốt, cần phối hợp đồng bộ giữa các biện pháp về kĩ thuật và các biện pháp về tổ chức. Để đảm bảo vệ sinh môi trường, cần làm tốt vệ sinh xây dựng trong công trường và vệ sinh xây dựng ngoài công trường.
a. Vệ sinh xây dựng trong công trường
Các biện pháp kĩ thuật về vệ sinh xây dựng trong công trường cần thể hiện rõ trong thuyết minh và bản vẽ thiết kế tổng mặt bằng xây dựng, đó là:
  • VỊ trí các bãi thu gom chất thải rắn hay còn gọi là rác thải xây dựng trên công trường.
  • Chọn phương tiện vận chuyển để đổ rác thải đến nơi quy định, đến các bãi rác của địa phương vào các thời gian được phép theo quy định của địa phương.
  • Các chất thải nước cần được xử lí, nước thải phải qua các hố ga, các lưới chắn rác, rồi mói thoát theo các ống thoát nước hoặc mương trong công trường, thoát ra mạng thoát nước thành phố hoặc ra sông suối ở địa phương.
  • Các biện pháp chắn bụi bằng che vải bạt hoặc phun nước.
  • Thiết kế khu vực vệ sinh (WC) ở cuối hướng gió, ở các góc khuất đảm bảo mĩ quan cho công trường.

Phương pháp tính theo công suất riêng

So với đèn dây tóc, đèn huỳnh quang có nhiều ưu điểm về mặt vệ sinh và kĩ thuật ánh sáng. Đèn huỳnh quang phân tán ánh sáng tốt, ít chói hơn đèn dây tóc, về các chỉ tiêu kinh tế, đèn huỳnh quang tiêu thụ ít điện, phát quang tốt và thời gian sử dụng được lâu. Tuy nhiên nó có nhược điểm là kết cấu phức tạp điện yếu không sáng được.
Đèn dây tóc có nhược điểm là tiêu tốn điện năng hơn các loại đèn khác, hay gây chói mắt, nhưng kết cấu đơn giản, gọn nhẹ, độ cơ động cao, nên trên công trường hay dùng loại đèn này để chiếu sáng ngoài tròi và chiếu sáng khu làm việc ở hiện trường.
Thiết kế chiếu sáng nhân tạo có thể tính toán bằng các phương pháp sau:
-      Phương pháp điểm: xác định độ sáng tại một điểm đã cho.
-      Phương pháp hệ số sử dụng quang thông: xác định độ sáng trung bình.
-      Phương pháp tính toán theo công suất riêng.
Gác phương pháp trên đều xác định được số lượng đèn và công suất chung của chúng, khi cho trước diện tích cần chiếu sáng và tiêu chuẩn chiếu sáng. Tuy nhiên kết quả tính toán mới giải quyết chiếu sáng về mặt số lượng, chất .lượng chiếu sáng còn phụ thuộc vào cách bố trí các bóng đèn, vị trí của đèn, chao đèn, ta có thể điều chỉnh các bóng đèn trên thực tế, để đạt kết quả mong muôn hơn là các tính toán về lí thuyết.
  • Phương pháp điểm
Áp dụng khi tính toán chiếu sáng cho các xưởng sản xuất trên công trường, được chiếu sáng bằng đèn chiếu sáng, có tường chắn và trần có hệ số phản chiếu nhỏ, cho nên trong tính toán không kể đến phần quang thông phản chiếu từ tường và trần.
Xác định độ sáng tại điểm B (hình 8.1) trên mặt phẳng làm việc theo phương ngang cách đèn chiếu đặt tại điểm A có chiều cao h khoảng cách từ điểm B đến bóng đèn A là R. Độ sáng tại điểm B trên mặt phang được tính theo công thức:
trong đó:
dF – vi phân quang thông, tức là quang thông chiếu lên một diện tích vô cùng nhỏ dS;dS – diện tích vô cùng nhỏ tại điểm B theo phương ngang.
Ia - cường độ ánh sáng phụ thuộc góc a, xác định theo đường cong phân bố ánh sáng, được vẽ ở dạng đồ thị hoặc tra bảng.
Thay trị số dF vào công thức (8.1) thêm hệ số an toàn k ta có độ sáng tại điểm B trên mặt phang ngang là:
Hình 8.2. Sơ đồ tính độ sáng bằng phương pháp điểm Ghi chú: Nếu tại điểm B cùng một lúc  được chiếu sáng bởi một  số  đèn,  thì độ sáng sẽ là tổng độ sáng khi tính cho từng đèn.
Độ sáng tại điểm B trên mặt phẳng đứng sẽ là:
  • Phương pháp hệ số sử dụng quang thông
Phương pháp này dùng để tính toán độ sáng cho các nhà gạch, có kể đến phần quang thông phải chiếu sáng bỏi các bề mặt trong nhà. Vì vậy kết quả tính toán sẽ chính xác hơn phương pháp điểm
Kí hiệu:
Fm – quang thông chiếu vào mặt phẳng tính toán;
Fđ – quang thông đèn;
F0 – quang thông phản chiếu bởi các bề mặt của phòng.
Ta có:
Fm =             +  F0,
10  = —— hê số sử dung quang thông.
Fd
Hệ số t phụ thuộc vào kích thước phòng, chiều cao treo đèn, hệ số’ sử dụng hữu ích chúng và đặc trưng của đường cong phân bố quang thông.
Hệ số này tra ở trong “Sổ tay kĩ thuật ánh sáng”.
Công thức tính toán cơ bản:
t-Sĩk                                                        (8.5)
N.ti
trong đó:
F – quang thông của mỗi đèn, (1m);
E – độ sáng tôi thiểu theo quy phạm, (lux); s – diện tích chiếu sáng, (m2);
z – tỉ số độ sáng trung bình, với độ sáng tốỉ thiểu lấy
z =1 * 2,2;
k – hệ số an toàn, lấy k = 1,3 y- 2;
N – số bóng đèn;
r) – hệ số sử dụng quang thông.
Từ công thức (8.5) ta tính được quang thông của một đèn. Sau đó tra bảng trong “Sổ tay kĩ thuật ánh sáng” chọn ra loại đèn có công suất tương ứng.
  • Phương pháp tính theo công suất riêng
Phương pháp này xác định độ sáng theo công suất riêng của từng loại bóng đèn (W/m2). Khi chọn đèn, cho trước tiêu chuẩn sáng E, chiều cao treo đèn và diện tích cần chiếu sáng s. Kết quả tính toán kém chính xác so với hai phương pháp tính trên, nhưng lại đơn giản, dễ áp dụng. Vì vậy hay được dùng để tính chiếu sáng cho công trường xây dựng.
Công thức tính toán:
p = 0,25 E.k (W/m2),                                                                             (8.6)
trong đó:
p – công suất riêng của bóng đèn, (W/m2);
E – độ sáng tối thiểu lấy theo quy phạm, (lux); k – hệ số an toàn, k = 1,3 -ỉ- 2;
0,          25 – hệ số chuyển đơn vị (1 lux = 0,25 w/m2).
Số lượng bóng đèn xác định theo công thức:
trong đó:
s – diện tích cần chiếu sáng, (m2);
pđ – công suất bóng đèn, (W).
Để tránh hiện tượng đèn bị chói lóa khi chiếu sáng, cần phải tuân theo chiều cao treo đèn. Theo quy định chiều cao treo đèn h phụ thuộc vào công suất đèn Pđ, vào sự phản chiếu, và vào góc bảo vệ y. ;
Góc y được tạo nên bởi đường thẳng đi từ tâm dây tóc tới mép ngoài của chao đèn, với mặt phẳng ngang đi qua tâm dây tóc của bóng đèn, ánh sáng từ bóng đèn chiếu vào chỗ làm việc qua góc Y tạo bởi chao đèn. Chiều cao h tra theo bảng hoặc thử nghiệm điều chỉnh ở thực tế cho hợp lí.

Chiếu sáng trên công trường xây dựng

8.4.1.  CHIẾU SÁNG TRÊN CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG
Chiếu sáng hợp lí trong, các nhà xưởng và nơi làm việc trên công trường xây dựng là một vấn đề quan trọng, để cải thiện điều kiện vệ sinh, đảm bảo an toàn lao động và năng suất lao động.
Chiếu sáng không đầy đủ làm người lao động luôn phải nhìn căng thẳng, do đó làm tăng sự mệt mỏi, làm chậm phản xạ thần kinh, .làm giảm năng suất lao động và hạ chất lượng sản phẩm và có thể gây ra tai nạn lao động.
Nếu chọn không đúng đèn chiếu sáng trong các môi trường sản xuất, có thể gây ra cháy nổ. Ngoài việc chiếu sáng để làm việc, còn
phải thiết kế các đèn đường, đèn pha bảo vệ công trường. Chiếu sáng trên công trường xây dựng phải được tính toán và thiết kế phù hợp với các tiêu chuẩn Nhà nưốc.
Có ba hình thức chiếu sáng: tự nhiên, nhân tạo và phối hợp.
Chiếu sáng tự nhiên là hình thức hợp vệ sinh và kinh tế nhất. Nên tận dụng ánh sáng tự nhiên để chiếu sáng cho các nhà làm việc và các xưởng sản xuất. Năng lượng tia sáng nhìn thấy được đánh giá bằng cảm giác ánh sáng và gọi là “Quang thông” – là công suất bức xạ ánh sáng. Đơn vị đo quang thông là Luymen (Lm) tức là quang thông từ một nguồn điểm là một ngọn “Nên quốc tế” (Candela), đặt tại đỉnh của một góc lập thể là một Steradian (góc chắn bởi bề mặt cầu có diện tích bằng bình phương bán kính của hình cầu đó).
Để đặc trưng cho điều kiện vệ sinh chiếu sáng người ta đưa ra khái niệm “Độ sáng” E, là mật độ quang thông bể mặt, tức là quang thông F đổ lên một bề mặt xác định s.
Ta có độ sáng:               E  =     — , lux .
Đơn vị độ sáng là lux, là mật độ quang thông bề mặt 1 Lm phân bố đều trên diện tích 1m2.
Cường độ ánh sáng là mật độ quang thông không gian, tức là tỉ số quang thông vói góc lập thể, trong đó quang thông phân bố đều. Đơn vị cường độ ánh sáng là candela, 1 candela là cường độ ánh sáng của một nguồn điểm phát ra quang thông là 1 Lm phân bố đều trong góc lập thể là 1 Steradian. Trong quá trình nhìn, vai trò quyết định là phần quang thông phản chiếu từ bề mặt được chiếu sáng tới mắt người Đại lượng quang thông phân chia bởi bề mặt theo phương tới mắt người gọi là “Độ chói” của bề mặt. Đơn vị đo độ chói là (nit), 1 nit là độ chói của bề mặt phát ra theo phương thẳng góc vói ánh sáng có cường độ là 1 candela từ 1m2 diện tích.
Chiếu sáng hợp lí là đảm bảo được các yêu cầu: ánh sáng phân bô đều trong phạm vi làm việc và trong toàn bộ trường nhìn, đủ độ sáng và không có hiện tượng chói lóa, không có bóng đen và sự chênh lệch độ chói của nền và vật, hệ thống chiếu sáng phải tối ưu về mặt kinh tế.
  1. Chiếu sáng tự nhiên
Chiếu sáng tự nhiên là dùng ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào chỗ làm việc, ngoài việc nó có tác dụng tốt về mặt sinh học đối với con người và là hình thức chiếu sáng hợp vệ sinh nhất, nó còn là biện pháp chiếu sáng rẻ nhất. Vì vậy nên tận dụng ánh sáng tự nhiên để chiếu sáng cho các nhà xưởng. Có thể đưa ánh sáng vào nhà xưởng bằng cách:
  • Chiếu sáng lấy từ ánh sáng trên cao qua cửa trời, cửa sổ.
  • Chiếu sáng bên qua cửa sổ, cửa đi ở tường ngoài.
  • Chiếu sáng kết hợp hai hình thức trên.
Đặc điểm của chiếu sáng tự nhiên là ánh sáng thay đổi trong một phạm vi rất lớn, vì nó phụ thuộc vào thòi gian trong ngày, phụ thuộc vào mùa trong năm và thời tiết do đó không nên quy định bởi các đại lượng tuyệt đối về: độ sáng, độ chói như trong chiếu sáng nhân tạo.
Sự chiếu sáng tự nhiên trong các nhà xưởng, có thể đặc trưng bởi đại lượng tương đối – Hệ số chiếu sáng tự nhiên e%. Nó cho biết độ chiếu sáng trong nhà tối hoặc sáng hơn độ chiếu sáng bên ngoài bao nhiêu lần, tính theo phần trăm.
Tiêu chuẩn chiếu sáng tự nhiên, lấy theo tiêu chuẩn “Chiếu sáng tự nhiên cho các công trình xây dựng”.
  1. Chiếu sáng nhân tạo
Trong các trường hợp ánh sáng tự nhiên không đủ độ sáng thì phải thiết kế chiếu sáng nhân tạo. Trên công trường nhiều khi phải thi công theo ca vào ban đêm, khi đó cần chiếu sáng nhân tạo bằng các loại đèn dây tóc, đèn huỳnh quang, đèn cao áp và đèn đặc biệt. Khi chiếu sáng nhân tạo các loại bóng đèn đều cần có chao đèn để tận dụng ánh sáng và tránh chói mắt. Theo đặc tính phân bố quang thông, các loại chao đèn được phân ra làm ba loại: chiếu thẳng, phản chiếu và khuếch tán. Tùy theo yêu cầu và đặc điểm nơi cần chiếu sáng, mà lựa chọn loại sao cho thích hợp.

Phòng chống bụi trên công trường xây dựng

8.4.1.  PHÒNG CHỐNG BỤI TRÊN CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG
Bụi sản xuất thường được tạo ra trong quá trình thi công: làm đất đá, nổ mìn, đập dỡ nhà cửa, nhào trộn vữa, xây gạch, bốc xếp vật liệu, vận chuyển vật liệu, khi phun cát để làm sạch cốt thép. Tác hại của bụi đến cơ thể người phụ thuộc vào mức độ bụi trong không khí gọi là “Nồng độ bụi”. Tiêu chuẩn vệ sinh quy định các giới hạn cho phép về nồng độ bụi ở các vùng làm việc trên công trường. Các biện pháp chống bụi trên công trường được chia làm hai nhóm:
  • Nhóm thứ nhất là các biện pháp chống bụi chung, đó là sử dụng hệ thống thông gió tự nhiên và nhân tạo, hút bụi cục bộ trực tiếp từ chỗ bụi được tạo ra và một số biện pháp khác nhằm làm giảm bụi ở chỗ làm việc.
Một số biện pháp cụ thể như sau:
-       Khi thiết kế tổng mặt bằng xây dựng, phải bố trí những bãi vật liệu ròi như đá, cát, máy trộn vữa… ở xa những chỗ làm việc khác và ở cuối hướng gió chủ đạo.
-       Phun nước tưới ẩm vật liệu trong quá trình thi công sẽ phát sinh nhiều bụi: tưới ẩm cát khi vận chuyển, phun nước khi dỡ nhà cửa…
-       Che đậy kín những nơi phát sinh nhiều bụi.
Ví dụ có các tấm vải bạt, vải nilông bao quanh công trình, đặc biệt là các công trình cao tầng để chắn bụi, làm các mảng bằng tôn để đổ rác, vôi vữa, khi dọn vệ sinh các tầng đổ xuống mặt đất.
  • Nhóm thứ hai là các biện pháp chống bụi cho cá nhân, dùng các dụng cụ bảo hộ lao động như quần áo, mũ. ở những nơi đặc biệt nhiều bụi cần dùng khẩu trang bình thở, mặt nạ, kính để bảo vệ chống lại bụi.
Phải bô’ trí đủ nhà tắm rửa cho công nhân.
8.4.2.    PHÒNG CHỐNG TIẾNG ỒN VÀ RUNG ĐỘNG TRÊN CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG
Tiếng ồn và rung động trong sản xuất là các tác hại nghề nghiệp nếu cường độ của chúng vượt quá giới hạn tiêu chuẩn cho phép.
Tiếng ồn và rung động gây tác dụng có hại tới sức khỏe con người, dẫn tói làm giảm năng suất lao động và lâu dài sẽ dẫn đến bị bệnh nghề nghiệp. Ảnh hưởng của tiếng ồn đối với cơ thế, phụ thuộc vào những tính chất vật lí của nó như cường độ, tần số, âm phổ và các yếu tố khác như thời gian tác dụng, độ nhạy cảm của từng người, lứa tuổi, giới tính…. và thường gây ra những ảnh hưởng xấu đến hệ thống tim mạch, làm giảm sự tiết dịch vị, ảnh hưởng đến sự làm việc của dạ dày, đặc biệt là hệ thống thần kinh là hệ thống nhạy cảm nhất của con người.
Tiếng ồn và rung động trên công trường do nhiều nguồn phát sinh khác nhau như: tiếng ồn cơ khí, tiếng ồn khí động, tiếng ồn các máy điện… Tiếng ồn cơ khí có thể gây ra bởi sự làm việc của các máy móc, bởi sự va chạm giữa các vật thể trong các thao tác như: đập, khoan, cắt…
Tiếng ồn khí động sinh ra do chất lỏng hoặc hơi, chuyển động với vận tốc lớn ví dụ: quạt máy, máy nén khí, bơm nước…
Tiếng ồn của các máy điện sinh ra do rung động của phần tĩnh và phần quay, do sự không cân bằng khi đặt máy và ở ngay vật liệu của máy điện. Ngoài ra trên công trường xây dựng còn rất nhiều tiếng ồn như khi đầm các cấu kiện bêtông cốt thép, các dụng cụ khoan bằng điện hoặc khí nén.
Làm giảm tác dụng của tiếng ồn và rung động trên công trường xây dựng bằng các biện pháp sau:
  • Làm giảm tác dụng của tiếng ồn
-       Làm giảm tiếng ồn phát ra từ các máy móc và động cơ bằng nhiều cách ví dụ phải điều chỉnh sự cân bằng của máy để làm giảm lực quán tính gây ra ồn, ở các máy có sự rung động bề mặt, có thể bao phủ máy bằng một loại vật liệu làm giảm rung động: như tấm dạ tẩm bitum, cao su, chất dẻo.
9 Những nơi có máy móc gây ra tiếng ồn và rung động lớn trong quá trình sản xuất phải bố trí ở cuối hướng gió với một cự li giới hạn cho phép, có sự quy hoạch hợp lí giữa các xưởng sản xuất ví dụ: cửa sổ, cửa ra vào của xưởng này đối diện vối tường kín của xưởng kia. ở những nơi sản xuất lâu dài có thể trồng cây xanh xung quanh để tạo ra vùng chông ồn. Các kết cấu tường, vách của các xưởng phải thiết kế dày có lỗ rỗng hoặc nhiều lớp bằng gạch lỗ, hoặc vật liệu cách âm…
  • Chống tác hại của rung động
Thường thì rất khó có thể giảm các thông số rung động ở các máy cầm tay ví dụ máy đầm, máy khoan bêtông… Để giải quyết vấn đề làm giảm tác dụng rung động ỏ chỗ làm việc đến mức tiêu chuẩn cho phép có thể đi theo các hướng sau:
-        Thiết kế hoặc cải tiến các thiết bị rung động hiện đại có sự điều khiển tự động hoặc điều khiển từ xa.
-        Nghiên cứu các công nghệ, không cần sử dụng các máy gây ra rung động mạnh ví dụ đổ bêtông thêm các chất phụ gia không cần đầm.
-        Dùng dụng cụ bảo hộ lao động cá nhân để bảo vệ người lao động khi có tiếng ồn và rung động.
-        Dùng bông băng, bọt biển, các nút bằng chất dẻo bịt kín tai làm giảm tiếng ồn.
-        Dùng các loại giầy chống rung có đế bằng cao su hoặc ủng cao su.
-        Dùng găng tay đặc biệt có lớp lót ở lòng bàn tay bằng cao su xốp và dày khi cầm các máy đầm hoặc máy khoan.

Hệ thống báo động khi có cháy

  1. Hệ thống báo động khi có cháy
  • Dùng kẻng hoặc trống đánh liên hồi.
  • Nếu công trường ở trong thành phố dùng điện thoại quay sô 114 báo cho cảnh sát phòng cháy chữa cháy và báo cho lãnh đạo công trường biết để xử lý.
  1. Chuẩn bị các chất chữa cháy
  • Ở cốc nơi có khả năng cháy bình thường, do các vật liệu tre, gỗ… chất chứa cháy chủ yếu là nước, các bể nước dự trữ, các họng nước chữa cháy bố trí trên mạng lưới cấp nước cho công trường, thường xuyên kiểm tra mức nước theo tính toán chữa cháy.
  • Ở các nơi có xăng dầu, chất chữa cháy ở công trường là cát. Cát được chứa trong các bể xây bằng gạch có lỗ thoát nước, chiểu cao bể không quá lm để dễ lấy cát.
  • Trong các xưởng sản xuất cơ điện có xăng dầu cần trang bị các bình phun bọt chữa cháy, hoặc các bình phun khí trơ để chữa cháy.
  1. Các dụng cụ và phương tiện chữa cháy
Phương tiện và dụng cụ chữa cháy được phân ra làm hai loại: loại cơ giới và thô sơ.
  • Loại cơ giới: các xe phun nước, xe có thang máy phun bọt, máy phun khí trơ…
  • Loại thô sơ: thang, câu liêm, xô múc nước, xẻng xúc cát, gầu vảy, ống phụt nước, bao tải, các loại bình xịt cầm tay.
Các loại này được trang bị rộng rãi ở những nơi có khả năng cháy, để ở những nơi quy định, có thể sơn màu đỏ để gây sự chú ý và dễ tìm kiếm khi cần và chỉ dùng để chữa cháy không được dùng làm việc khác.
  1. Tổ chức lực lượng chữa cháy
Lực lượng chữa cháy ở công trường là đội bảo vệ chung của công trường, có nhiệm vụ bảo vệ an toàn lao động, phòng và chữa cháy. Tổ bảo vệ này phải được đào tạo về nghiệp vụ để có chuyên môn, thường xuyên kiểm’ tra, diễn tập để rút kinh nghiệm và bổ sung kịp thòi phương tiện và chất chữa cháy. Ngoài ra tất cả các thành viên có mặt ỏ khu vực cháy, đều là lực lượng chữa cháy theo pháp lệnh của Nhà nước. Vì vậy ở công trường ngoài việc học tập các nội quy về an toàn lao động, cần phổ biến và hưóng dẫn những kĩ thuật chữa cháy cơ bản cho tất cả mọi người lao động.
8.2.  VỆ SINH LAO ĐỘNG
Trong quá trình lao động, sản xuất ở các công trường xây dựng có nhiều yếu tô’ bất lợi tác dụng lên cơ thể con người, gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và tâm lí người lao động. Các yếu tố bất lợi này, một phần do môi trường như nắng, mưa, nhiệt độ, sét … gây ra, còn phần lớn do chính quá trình sản xuất gây ra như: bụi, tiếng ồn, hóa chất.
Vì vậy có thể đề phòng bằng cách thực hiện tổng hợp các biện pháp kĩ thuật và tổ chức, nhằm cải thiện môi trường và điều kiện làm việc, thực hiện các nội quy về vệ sinh lao động và vệ sinh cá nhân.
8.4.1.   VỆ SINH VI KHÍ HẬU TRÊN CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG
Điều kiện vi khí hậu trong môi trường sản xuất xác định bởi tập hợp các yếu tô”: nhiệt độ, độ ẩm, vận tốc không khí, bức xạ nhiệt.
Điều kiện vi khí hậu trên công trường có ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ và năng suất lao động của ngưòi lao động trong quá trình sản xuất.
Để cải thiện điều kiện vi khí hậu trong xây dựng, đảm bảo sức khỏe cho ngưòi lao động, nâng cao năng suất lao động, ngay từ khi thiết kế “Tổng mặt bằng xây dựng” phải căn cứ vào đặc điểm của công trình và của công trường xây dựng, các đặc điếm về công nghệ xây dựng mà đề ra các biện pháp cần thiêt, để đảm bảo điều kiện vi khí hậu và tiện nghi nơi làm việc.
Theo các số liệu nghiên cứu đã được công bô”, điều kiện khí hậu tối ưu ở Việt Nam có thể lấy như sau:
  • Về mùa đông, nhiệt độ 20 – 24°c, độ ẩm tương đôi 65 – 80%, vận tốc lưu chuyển không khí không quá 0,2 – 0,3 m/s.
  • Về mùa hè, nhiệt độ 22 I 28°c, độ ẩm tương đôi 65 – 75%, vận tốc lưu chuyển không khí không quá 0,3 m/s.
Nếu điều kiện vi khí hậu ở công trường xây dựng không đạt các chỉ tiêu tôi ưu trên, thì phải có các biện pháp kĩ thuật để cải thiện môi trường làm việc. Thông thường trên công trường, do mặt bằng rộng nên các biện pháp để cải thiện độ ẩm và vận tốc không khí là khó, mà chủ yếu tìm các biện pháp cải thiện nhiệt độ không khí, tránh mưa nắng, bằng các biện pháp sau:
Để tránh nắng, bức xạ mặt tròi và lợi dụng được hướng gió, phòng làm việc và các nhà xưởng sản xuất phụ trợ trên công trường nên xây dựng theo hướng Đông I Nam, có thiết kế hợp lí cửa sổ, cửa trời, tạo điều kiện thông thoáng tốt.
-     Ở hiện trường có tấm che nắng cho người làm việc ở ngoài trời, hoặc làm các lán di động có mái che để chông nắng, khi thi công móng hoặc sàn, mái…
-     Cải tiến kĩ thuật, cơ giới hóa quá trình xây lắp để giảm nhẹ sức lao động.
-     Sử dụng các dụng cụ phòng hộ cá nhân: quần áo, găng tay, mặt nạ.
-     Tạo điều kiện nghỉ ngơi và bồi dưỡng hiện vật cho người lao động. Cung cấp nước uống đầy đủ, vào mùa hè có thể pha thêm 0,5% muối ăn, để bù lại lượng muôi bị mất khi ra mồ hôi.
-  Đảm bảo đầy đủ nhà tắm cho người lao động tắm rửa khi làm việc.
Tùy theo các đặc điểm riêng của công trình, công trường mà có các biện pháp khác cho phù hợp.

Phòng chống cháy và chữa cháy trên công trường xây dựng

  • Tác dụng điện từ: khi sét đánh vào dây dẫn sét, đường ống kim loại, dây điện… do hiện tượng cảm ứng điện từ, sẽ gây ra một từ trường và sức điện động lớn. Nếu như tất cả các phần kim loại không nối liền nhau, sẽ gây ra hiện tượng phóng điện phát ra tia lửa ở những chỗ hở.
8.2.2. KĨ THUẬT CHỐNG SÉT
Biện pháp bảo vệ chống sét đánh trực tiếp vào các công trình, cần trục, thiết bị trên công trường là làm cột thu lôi.
Hình 8.1. Vùng bảo vệ của một cột thu lôi
Thu lôi có nhiều kiểu, nhưng cấu tạo chung gồm có ba phần: phần thu sét, phần dẫn sét và phần nối đất.
  • Phần thu sét: có thể là loại thanh sắt có đầu nhọn bằng dây hoặc bằng lưới kim loại. Thanh và dây thu sét có thể đặt lên các trụ độc lập hoặc lợi dụng gắn ngay lên các công trình cao như tháp nước, cột điện… đối vối cần trục tháp có bộ phận chống sét riêng, lưới thu sét được đặt hoặc treo lên mái công trình cần bảo vệ, lưới kim loại làm từ dây có đường kính 6-10 mm, đan ô vuông 5×5 cm, nhưng ít được dừng trên công trường vì phức tạp và khó sử dụng.
  • Phần dẫn sét: thông thường làm bằng thép thanh hoặc thép dây, có tiết diện bằng hoặc lớn hơn 100 mm2, được nối hàn với phần thu sét và phần nôi đất,
  • Phần nôĩ đất: thường là thép trộn hoặc thép hình được đóng sâu xuống đất, điện trồ chung nối đất lấy không quá 4 Q.
Vùng bảo vệ của thu lôi
Mỗi một cột thu lôi sẽ tạo ra xung quanh nó một vùng bảo vệ. Vùng bảo vệ là một hình nón, ,có đường kính là một đường gẫy khúc, có đáy là hình tròn bán kính R =J.,5h, với h là chiều cao của cột thu lôi (xem hình 8.1).
Để bảo vệ những công trường có mặt bằng lớn, có thể làm nhiều cột thu lôi. Khoảng cách giữa các cột thu lôi nhỏ hơn 3h sẽ tạo thành những phần giao nhau của vùng bảo vệ, nếu bằng hoặc lớn hơn 3h sẽ tạo ra những phần trống không được bảo vệ. Theo những kết quả nghiên cứu từ kinh nghiệm thực tế, khoảng cách giữa các cột nên lấy từ 3 đến 5 h là đảm bảo về chổng sét và kinh tế.
8.2.PHÒNG CHỐNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY TRÊN CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG
8.3.1.NGUYÊN NHÂN GÂY CHÁY TRÊN CÔNG TRƯỜNG
Có rất nhiều nguyên nhân gây cháy, cần phải tìm hiểu tận gốc để có biện pháp phòng chống và chữa cháy.
Các nguyên nhân cháy thường gặp là:
  • Không thận trọng khi dùng lửa.
  • Dừng lựa ở những nơi câm lửa, nhự nơi có xăng, dầu, chất nổ.
  • Ném. vứt tàn đóm, thuôc lá cháy dở vào nơi có vật liệu dễ cháy như vỏ bào, mùn cưa.
  • Sử dụng, dự trữ, bảo quản nguyên vật liệu không đúng kĩ thuật: như để các bình chứa khí của máy hàn hơi, bình ga, ở những nơi có nhiệt độ cao có thể gây cháy nổ.
  • Cháy do điện chiếm tỉ lệ khá cao trong sản xuất và sinh hoạt ở công trường, do sử dụng điện quá tải, chọn dây dẫn không phù hợp, do tiếp xúc không tốt ở mối nối, ổ cắm, cầu dao, phát sinh tia lửa điện, sử dụng các dụng cụ như bàn là, bếp điện, đun nước không đúng gây chập điện, cháy dụng cụ.
  • Cháy do ma sát, va đập: ở các phân xưởng cơ điện khi cắt, tiện, mài, dũa, ma sát biến cơ năng thành nhiệt năng gây cháy.
  • Cháy do tĩnh điện như khi chở xăng dầu, chất lỏng bằng các ô tô stec bị cách li với đất.
  • Cháy do sét đánh.
  • Cháy do các chất có khả năng tự cháy không được bảo quản đúng quy định như kíp mìn, thuốc nổ.
  • 8.3.1.  CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHÁYPhòng cháy là một tập hợp các biện pháp về kĩ thuật và tổ chức nhằm ngăn ngừa không cho đám cháy xảy ra, hoặc xảy ra thì không cho đám cháy lan rộng.
    1. Biện pháp kĩ thuật
    Áp dụng đứng đắn các tiêu chuẩn về phòng cháy khi thiết kế và thi công các công trình tạm trên công trường cũng như trong quá trình sản xuất và sử dụng chúng. Có các nội quy, các biển báo nghiêm cấm dùng lửa ở những nơi cấm lửa, hoặc gần chất dễ cháy. Cấm hàn hồ quang, hàn hơi ỏ khu vực có xăng dầu, có các chất dễ cháy nổ. Cấm sử dụng điện đun nấu không đúng quy định.
    Biện pháp hạn chê không cho đám cháy lan rộng chủ yếu ở khâu thiết kế và quy hoạch vị trí các công trình tạm. Ví dụ: các công trình tạm có khả năng dễ cháy nổ, bố trí ở cuối hướng gió, ồ các vị trí thấp. Khoảng cách giữa các công trình tạm có khả năng cháy lấy theo tiêu chuẩn phòng cháy, có thể bô” trí giữa chúng các công trình tạm khó cháy như bãi vật liệu trơ, bãi cấu kiện bêtông cốt thép hoặc thép, về kết cấu, các công trình tạm có khả năng dễ cháy được xây dựng bằng các vật liệu khó cháy hoặc không cháy như gạch, đá, bêtông cốt thép, thép, tôn. Bố trí cửa, đường, đủ để thoát người ra khỏi khu vực đám cháy.
    b. Biện pháp về tổ chức
    Tuyên truyền, giáo dục vận động mọi người nghiêm chỉnh chấp hành các nội quy an toàn phòng cháy, các phấp lệnh phòng cháy, chữa cháy của Nhà nước, có các hình thức khen thưởng và kỉ luật nghiêm minh.
    8.3.2. CÁC BIỆN PHÁP CHỮA CHÁY
    Để chữa cháy có hiệu quả, cần làm tốt các việc: thiết kế hệ thống báo động khi có cháy, chuẩn bị đầy đủ các chất chữa cháy các dụng cụ và phương tiện chữa cháy ở những vị trí hợp lí đã được tính toán thiết kế trước, chuẩn bị lực lượng chữa cháy, và cuối cùng là kĩ thuật chữa cháy.

Chống sét cho công trường

8.1.1.CÁC BIỆN PHÁP Tổ CHỨC
  1. Biện pháp có tính hình thức
Biện pháp hình thức thứ nhất đó là tất cả các nội quy chung của toàn công trường cũng như nội quy riêng cho từng công tác, phải được kẻ bằng sơn trên các bảng gỗ, bảng tôn nếu treo ở ngoài trời, bằng giấy mực, giấy in nếu treo trong nhà. Đó là các nội quy:
  • Nội quy vào, ra và làm việc trên công trường, quy định về thòi gian làm việc, trang phục lao động, phù hiệu vào ra, nếu là các công trường liên doanh hoặc của nước ngoài, hoặc có yêu cầu bảo vệ đặc biệt, quy định về việc đưa các xe máy, thiết bị, máy móc xây dựng, vật liệu… vào và ra công trường, quy định đối với khách đến làm việc.
  • Nội quy ở các khu vực sản xuất sẽ được quy định trên cơ sơ những yêu cầu và đặc điểm của sản xuất.
Ví dụ:
Nội quy sử dụng cần trục tháp.
Nội quy sử dụng các máy trộn vữa bêtông.
Nội quy sử dụng thăng tải và thang máy.
Biện pháp hình thức thứ hai là các khẩu hiệu về an toàn lao động, thường được kẻ to bằng sơn trắng ngay trên các kết cấu công trình khi chưa hoàn thiện như dầm, cột, tường, hoặc có thể kẻ trên các panô treo trên các giá đõ ở những vị trí thích hợp, để nhắc nhỏ mọi người trên công trường luôn có ý thức bảo vệ và an toàn lao động.
  1. Biện pháp tuyên truyền giáo dục
Tất cả nội quy trên công trường, đặc biệt là nội quy về an toàn lao động cho công nhân như quy định về sử dụng dây an toàn khi lao động trên cao, quy định về sử dụng điện, sử dụng máy móc… đều phải phổ biến đến từng người lao động bằng nhiều hình thức, như học nội quy có sổ ghi tên ngày tháng học nội quy và từng người học kí tên. Thường xuyên tuyên truyền giáo dục, cử cán bộ chuyên trách về an toàn lao động trên công trường.
  1. Các biện pháp hỗ trợ
  • Ghi nhật kí công trình, có lưu ý đến các sự cố gây mất an toàn, để có biện pháp phòng tránh.
Tổ chức thi đua, gắn tiền công tiền thưởng với điều kiện đảm bảo an toàn lao động cho người lao động.
  • Thường xuyên kiểm tra, giám sát các biện pháp về bảo vệ và an toàn lao động trên công trường.
  • Kết hợp giữa chính quyển – Đảng – Công đoàn và Đoàn thanh niên trong việc giáo dục và thực hiện các biện pháp kĩ thuật và tổ chức về an toàn lao động trên công trường, nhằm thực hiện nhiệm vụ xây dựng công trình đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, hạ giá thành, an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
8.2.  CHỐNG SÉT CHO CÔNG TRƯỜNG
Sét là hiện tượng phóng tĩnh điện trong khí quyển, giữa đám mây dông mang điện tích với các vật trên mặt đất, hoặc giữa các đám mây dông mang điện tích trái dấu. Khi đám mây mang điện dương di chuyển
trên bầu tròi, do hiện tượng cảm ứng tĩnh điện, trên bề mặt quả đất sẽ xuất hiện điện tích âm. Như vậy sẽ tạo thành một tụ điện đặc biệt, với lớp không khí ở giữa và hai bề mặt của tụ điện là đám mây dông và mặt đất. Nếu sự tích điện cứ tăng dần, khi đạt đến trị số cực hạn, sẽ xuất hiện phóng điện phát ra ánh sáng là tia chớp và âm thanh cực lớn. Nếu dòng điện phát ra, chạm tới mặt đất, thì gọi là sét đánh. Sét đánh gây ra chết người, phá hoại công trình, cây cối trên mặt đất. Đặc biệt những vùng trên mặt đất có nhiều công trình cao, nhiều kết cấu kim loại như cần trục tháp, cột điện… nên phải có thiết kế chống sét cho công trường.
8.2.1.TÁC HẠI VÀ HẬU QUẢ PHÁ HOẠI CỦA SÉT
Một vài tính chất đặc trưng của dòng điện sét: cường độ dòng điện có thể đạt tói 200000 Ampe, điện áp hàng trăm triệu vôn, nhiệt độ tia chớp từ 6000 đến 10000°c chiểu dài tia chớp từ 100 đên 1000m. Khi sét đánh gây ra phá hoại lớn và để lại nhiều hậu quả xấu.
a. Tác dụng trực tiếp
  • Tác dụng nhiệt: tia chớp có nhiệt độ rất lớn, nên khi phóng vào các công trình, cây cối có khả năng cháy sẽ gây nên đám cháy lớn.
  • Tác dụng về điện: sét như một nguồn điện cao áp, dòng rất lớn nên người và động vật khi bị sét đánh trực tiếp thường bị chết ngay.
  • Tác dụng cơ học: do nhiệt độ cao, không khí bị đốt nóng đột ngột, giãn nở mạnh, gây ra một sóng xung kích có áp lực lớn, như khi nổ mìn, làm phá hủy cây cối và công trình trên mặt đất.
  1. Tác dung gián tiếp
Nhiều khi sét không đánh trực tiếp cũng gây nguy hiểm. Khi dòng điện sét đi qua một vật nối đất, sẽ gây ra một điện trường tại vùng đất đó. Người và động vật đi vào sẽ bị nguy hiểm do điện áp bước gây ra.
Đối với các vật dẫn điện kéo dài như đường dây tải điện, dây điện thoại, đường ray, Ống nước… chúng có thể dẫn điện áp cao ở nơi bị sét đánh đến nơi sử dụng, gây nguy hiểm cho người và các vật dễ cháy nổ.
  • Tác dụng tĩnh điện: do tác dụng của đám mây dông mang điện đi chuyển trên bầu trời, sẽ gây ra hiện tượng cảm ứng tĩnh điện cho các công trình trên mặt đất, làm tích luỹ trên đó điện tích trái dấu phát sinh tĩnh điện. Khi đạt đến một đại lượng đủ lớn sẽ phát sinh tia lửa gây cháy.

Rào chắn trong công trường

Ở những công trường lớn như xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình, nhà máy thủy điện Ialy không có hàng rào cụ thể, nên biên giới công trường được giới hạn trong một vùng rộng lớn, bao bọc bởi sông suối, núi đồi, rừng cây… Khi này diện tích công trưòng được xác định từ các mốc địa chính.
Việc thiết kế hàng rào cần tuần theo các nguyên tắc chính như sau:
  • Cô’ gắng xây dựng trước hệ thống tường rào vĩnh cửu của công trình sau này để sử dụng làm hàng rào công trường.
  • Lựa chọn hình thức kết cấu hợp lí, đảm bảo tính bền vững, không^hải sửa chữa, làm lại trong suốt quá trình xây dựng.
  • Tận dụng nguyên vật liệu địa phương.
  • Đảm bảo tính kinh tế.
  • Có tính mĩ thuật.
  • Phù hợp với điều kiện thực tế của công trường và của địa phương.
Các cổng vào và ra được thiết kê ở phần hệ thông giao thông công trường , số lượng cổng và vị trí của nó trên cơ sở lựa chọn và tính toán giao thông, về kết cấu của cổng và phòng bảo vệ được thiết kế như sau:
  • Với công trường xây dựng trong thành phô’, các cổng được thiết kê ỏ dạng đẩy hoặc cánh mở. Các cánh cửa bằng sắt bọc tôn hoặc bằng gỗ đều kín để cách li vói đường phố bên ngoài. Phòng bảo vệ liền kề với nhà giữ xe đạp, xe máy, để kiểm soát được người ra vào công trường. Phòng bảo vệ có thể xây gạch hoặc bằng gỗ.
  • Vối những công trường xây dựng ngoài thành phô’, cổng bảo vệ thường ở dạng hở, có rào chắn di động để kiểm soát xe máy, ôtô vào ra.
  1. Chòi quan sát
Ở những công trường lớn hoặc những công trường có yêu cầu bảo vệ đặc biệt, cần phải xây dựng các chòi quan sát. Vị trí các chòi đặt ở nơi có tầm bao quát lớn, có thể thấy được toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất và các sự cố diễn ra trên công trường.
Chiều cao chòi quan sát phụ thuộc vào diện tích công trường và các công trình xây dựng trong đó, một chòi quan sát cao 10  - 15 m quan sát bằng mát thường và ống nhòm có thể bao quát một diện tích có bán kính từ 100 đến 200 m. Ở những công trường lớn, chỉ bố trí chòi quan sát cho một sô” khu vực cần thiết ví dụ khu vực kho bãi, trạm trộn và cung cấp vữa bêtông, các nhà xưởng có khả năng cháy… ở những công trường có xây dựng nhà cao tầng hoặc công trình cao như đài nước, có thể tận dụng kết hợp bố trí đài quan sát cho kinh tế.
c. Rào chắn trong công trường
Trong mặt bằng công trường, ở những khu vực nguy hiểm hay xảy ra tai nạn cần phải có các rào chắn kèm theo biển báo, đèn hiệu để cấm người, xe máy qua lại, vì là rào chắn nội bộ, có tính chất thông báo nên cần đơn giản hiệu quả và tiết kiệm.
Ví dụ hàng rào quanh các hố. vôi, trạm biến áp cần có kết cấu vững chắc để người không vô tình đi vào. Riêng khu vực cần trục tháp làm việc, khu vực lắp ghép chỉ cần căng dây mềm, có biển báo là được. Nhưng với những công trường xây dựng siêu lớn như nhà máy thủy điện, nhà máy ximăng… như đã nói ò phần hệ thông hàng rào, vì không rào được toàn bộ diện tích công trường, nên trong công trường ở những khu vực cần thiết như kho bãi, nhà xưởng, vẫn phải xây dựng hàng rào bảo vệ, khi này các rào chắn được quan niệm như hàng rào bảo vệ công trường, được thiết kế theo các quy tắc chung.
  1. Lưới chắn rác
Khi xây dựng nhà nhiều tầng cần phải có lưới chắn rác ở sàn trần tầng một, từ mặt sàn đưa ra các côngxôn bằng gỗ hoặc thép hình có chiều dài từ 1,5 đến 2m, căng các lưới thép hoặc lưới đan bằng dây dù, dây đay… để chắn các rác vụn như gạch, mẩu gỗ cốp pha… rơi xuống.
  1. Các loại biển bảo
Trên công trường thông thường có các loại biển báo sau:
-    Biển báo về giao thông: biển báo đường một chiều, biển báo cấm đỗ xe, biển báo lối rẽ, đường vòng, biển báo gặp đường sắt, biến báo hạn chế tốc độ, các loại biển báo này phải theo đúng quy định về kích thước, màu sắc, vị trí, chiều cao treo biển của Bộ Giao thông – Vận tải.
-       Biển báo cấm: khu vực cấm lửa như ở các kho xăng dầu xưởng mộc, xưởng cơ điện, biển báo cấm trèo, cấm vào như trạm biến áp, hố vôi, biển báo cấm qua lại nếu không có nhiệm vụ. Ví dụ dưới tầm hoạt động của cần trục tháp, khu vực đang lắp ghép.
—   Biển thông báo: cổng vào, trạm bảo vệ, rào chắn, bãi đỗ xe, bãi rửa xe, cứu hỏa… Từ các biển đã có quy định chung như cứu hỏa, trạm biến áp… các biển dùng riêng cho công trường như bảng vẽ phối cảnh hoặc mặt đứng công trình có giới thiệu về công trình như: tên công trình, chủ đầu tư, cơ quan thiết kế… và giới thiệu về công trường như nhà thầu xây dựng, kĩ sư chủ nhiệm công trình, giấy phép xây dựng, ngày khởi công, ngày hoàn thành… cần được thiết kê đẹp, đảm bảo nội dung cần thông báo, có tính mĩ thuật và kinh tế.

Về quản lý mạng lưới điện

7.4.1.  VỀ QUẢN LÍ MẠNG LƯỚI ĐIỆN
Trên công trường phải do một tổ chuyên môn về điện phụ trách, tổ điện này trực thuộc ban chỉ huy công trường và làm các việc sau:
  • Thi công hoặc tiếp nhận quản lí toàn bộ mạng lưới điện đã được lắp đặt trên công trường.
  • Quản lí mạng lưới điện trong suốt quá trình xây dựng.
  • Đấu noi thêm các đường dây ở mạng hạ áp tới các phụ tải, cho phù hợp với tiến độ, hoặc do phát sinh thêm trong quá trình thi công.
  • Thường xuyên kiểm tra và kiểm tra đột xuất toàn bộ mạng lưới điện sau những trận mưa bão để xử lí những chỗ bị hư hỏng, đứt, hỏng hoặc những chỗ dây cáp đi chìm dưới đất bị ngập nước đề phòng dẫn điện.
  • Ban hành nội quy về quản lí và sử dụng điện trên công trường, cần nêu rõ mấy điểm sau:
—  Các công nhân trên công trường chỉ được sử dụng bảng điện có cầu dao và rơle bảo vệ phục vụ riêng cho đơn vị mình như trạm trộn vữa, cần cẩu tháp, thăng tải, máy hàn, máy bơm…
Trường hợp muôn kéo lại đường dây, chuyển vị trí bảng điện cho hợp lí, hoặc hư hỏng về điện đều phải báo cho to điện và toàn bộ công việc đó do tổ điện làm.
-       Nội quy cũng cần nêu rõ: cấm không được dùng điện để đun nâu, hoặc sử dụng bừa bãi vào các mục đích khác. Có biện pháp giáo dục và cho học tập nội quy, để mọi người trên công trường có ý thức sử dụng điện tiết kiệm và an toàn.
7.4.2.VỀ BIỆN PHÁP KĨ THUẬT
Toàn bộ mạng lưới điện trên công trường phải được tính toán và cấu tạo theo các tiêu chuẩn về thiết kê mạng lưới điện cho công trường: ví dụ độ cao cột điện, khoảng cách cột, các loại dây điện, các sứ cách điện, hộp điện, bảng điện, cầu dao, rơle bảo vệ đều phải theo các tiêu chuẩn đã được ban hành.
Bao che hoặc ngăn cách các bộ phận của mạng điện như cầu dao, các thiết bị đóng cắt, các đầu nối dây, để tránh cho người va chạm vào.
Các trạm biến áp, trạm phân phối điện phải có hàng rào chắc chắn và có biển ghi rõ sự nguy hiểm và biển cấm.
Các đường dây trần phải được mắc cao tối thiểu là 3,5m trên đường có người qua lại, và 6m trên đường có xe máy đi qua phía dưới.
Không được đặt dây điện, dây cáp trực tiếp trên mặt đất, sàn nhà, phải đặt trên các giá, cọc đỡ cao, tránh cho người và phương tiện đi qua lại không dẫm đè lên, gây nguy hiểm về điện.
Sử dụng điện áp an toàn ở những nơi nguy hiểm về điện như khi thi công các đường ống sắt lớn hoặc phần cốt thép của hô” móng sâu. Theo tiêu chuẩn an toàn thì điện áp sử dụng phải nhỏ hơn 36V, những nơi đặc biệt nguy hiểm không quá 12V. Đèn chiếu sáng ở độ sâu lớn hơn 2,5m không quá 36V, hàn hồ quang không quá 12V.
Ở những nơi có máy chạy động cơ điện, cần có dây nổi đất để bảo vệ khi dùng mạng điện ba pha có dây trung tính hoặc nối không để bảo vệ khi mạng điện ba pha bôn dây có dây thứ tư là dây trung tính đã được nối đất.
4.3.   BAO VỆ CHỐNG SÉT
Khi công trình có sử dụng cần trục tháp, cần cẩu thiếu nhi đặt trên sàn nhà cao tầng, thăng tải, dàn giáo thép, trạm biến áp… cần có biện pháp bảo vệ chống sét, đơn giản là dùng cột thu lôi, cố dây dẫn sét dẫn đến cọc nối đất, hoặc bộ phận chống sét đã được thiết kế cho cần trục tháp, chỉ cần nối đất.
AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
8.1. HỆ THỐNG BÀO VỆ VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRÊN CONG TRƯỜNG
Hệ thống bảo vệ và an toàn lao động trên công trường là tập hợp các biện pháp kĩ thuật và tổ chức, nhằm đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người, cho máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và cho công trình trước sự tác động của môi trường và xã hội.
8.1.1.CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
Các biện pháp kĩ thuật gồm có: hệ thống hàng rào và cổng bảo vệ, chòi quan sát nếu cần thiết, các loại biển báo, rào chắn, quy định các vùng nguy hiểm, lưới chắn rác khi xây nhà cao tầng…
  1. Hê thống hàng rào và cổng bảo vệ
Hàng rào công trường là một khái niệm tương đối, hàng rào khoanh vùng biên giói công trường, giúp cho việc quản lí về mặt pháp lí và hành chính. Ở những công trường xây dựng trong thành phố, hàng rào thường phải xây dựng trước khi khởi công xây dựng công trình để đảm bảo các thủ tục cần thiết về hành chính như đăng kí với chính quyền sỏ tại, cơ quan vệ sinh môi trường, phòng chống cháy… về kết cấu, hàng rào công trường có rất nhiều loại: cọc bêtông cốt thép căng dây thép gai, cọc sắt căng lưới thép, hàng rào gỗ hoặc tre nứa… Các công trình xây dựng trong thành phố còn phải đảm bảo tính mĩ quan cho đường phố nên có thể rào bằng gỗ ván có sơn màu hoặc bọc tôn.
Chia sẻ :
Các tin khác

0 nhận xét :

Đăng nhận xét

Tin cho thuê mới

Lời khuyên

Hỏi - Ðáp

TƯ VẤN NỘI - NGOẠI THẤT

Tư vấn nội - ngoại thất từ chuyên gia
xuongchothue.com


Seo Blogspot, kho xưởng ; mua Seo Blogspot xưởng, mua Seo Blogspot đất; cho thuê chung cư, căn hộ,...
Xuongchothue.com 1.000.000 tin mua bán và Seo Blogspot, kho xưởng, Seo Blogspot tại Việt Nam. Chúng tôi liệt kê danh sách nhiều thông tin Seo Blogspot nhất phục vụ mọi nhu cầu, từ phòng trọ tới biệt thự cao cấp. Bạn là nhà đầu tư hay gia đình cần nhà để ở? xuongchothue.com đều có thể giúp bạn. Tìm tin Seo Blogspot đất hoặc cho thuê Seo Blogspot mới nhất bằng cách sử dụng công cụ tìm kiếm hoặc các đường link ngay trên trang chủ.
 

Powered By Khám Phá Blog's